Cách phòng bệnh đường tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Cách phòng bệnh đường tiêu hóa luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bệnh đường tiêu hóa thuộc nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta.  Đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, vi khuẩn dễ sinh sôi càng khiến bệnh tiêu hóa dễ bùng phát. Cùng tìm hiểu cách phòng bệnh tiêu hóa qua bài viết sau.

1. Cách phòng bệnh đường tiêu hóa

1.1 Phòng bệnh đường tiêu hóa bằng cách vệ sinh an toàn thực phẩm

Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.

Phòng bệnh tiêu hóa bằng thực phẩm

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ vào thực đơn

1.2 Tập luyện thể dục

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn, việc luyện tập thể dục thể thao cũng là cách phòng bệnh đường tiêu hóa hiệu quả. Tập luyện điều độ và khoa học cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ và củng cố hệ tiêu hóa. Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho tim mạnh, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Theo đó, mỗi tuần một người nên dành khoảng 150 phút hoạt động thể chất ở mức độ vừa hoặc 75 phút ở mức độ cao để cải thiện tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. 

1.3 Phòng bệnh đường tiêu hóa bằng cách kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng tạo ra hormone cortisol dẫn tới rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém, khó tiêu, kích ứng và viêm đường ruột. Trong những trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng làm giảm lưu lượng máu và oxy dẫn đến đường tiêu hóa. Dẫn tới co thắt, viêm hoặc mất cân bằng hệ vi khuẩn ở đường ruột. Điều này làm các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng hơn.

Nên tập hít thở sâu mỗi ngày, kiểm soát năng lượng vui vẻ, tích cực. Điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là thiền và thể dục có thể kiểm soát căng thẳng. Quan trọng là cần tập luyện hàng ngày và đều đặn. 

1.4 Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một cách phòng bệnh đường tiêu hóa cần thiết khác chính là giữ vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh. Để phòng bệnh về tiêu hóa, mọi người cần luôn giữ đôi tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… 

Mầm bệnh từ môi trường có thể xâm nhập, gây tổn thương cho đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có khả năng lây truyền từ người sang người hoặc qua thức ăn và nguồn nước. Tình trạng nhiễm khuẩn Hp làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Bởi vậy cần đảm bảo vệ sinh để phòng tránh các bệnh tiêu hóa. 

cách phòng ngừa bệnh tiêu hóa bằng giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa

2. Lưu ý dinh dưỡng để phòng bệnh đường tiêu hóa

2.1 Thực phẩm nên ăn để phòng bệnh đường tiêu hóa

– Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày

– Giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…

– Tăng cường chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để phòng ngừa ợ chua, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn…

– Tăng cường chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Chế độ ăn giàu xơ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, trào ngược, trĩ, viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ thúc đẩy nhu động ruột, ngừa táo bón. Thường có nhiều trong các loại trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên cám…

– Thêm chất béo lành mạnh như omega-3 vào khẩu phần ăn để giảm nguy cơ viêm loét đại tràng. Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá béo, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…

– Uống nhiều nước. Nước phối hợp với chất xơ vận chuyển thức ăn xuyên suốt đường tiêu hóa. Nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

2.2 Tránh dùng một số thực phẩm bất lợi cho tiêu hóa

– Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… 

– Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. 

– Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng vì khó tiêu hóa hơn. Dễ gây ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc đau dạ dày

– Hạn chế uống nước có gas, cà phê,…

– Hạn chế những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn….

– Hạn chế rượu bia và thuốc lá tránh cản trở quá trình tiêu hóa và gây ra vấn đề ở đường ruột. Hút thuốc lá góp phần gây trào ngược axit dạ dày, ợ chua và loét. Trong khi đó, uống nhiều rượu bia có thể gây chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan, dạ dày, tuyến tụy và đại tràng. 

2.3 Phòng bệnh đường tiêu hóa bằng cách ăn uống điều độ

– Ăn uống đúng bữa, có khoảng cách giữa các bữa hợp lý. 

– Nhai kỹ trước khi nuốt để giúp dạ dày không phải làm việc nhiều, giảm áp lực lên dạ dày

– Hạn chế ăn quá nhiều, có thể chia bữa chính thành 5-6 bữa để tránh quá tải hệ tiêu hóa

– Tránh nằm ngay sau khi ăn để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản

– Ăn tối ít nhất 2- 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Nước bọt được tạo ra sau khi nhai thức ăn có chứa enzyme amylase giúp chuyển hóa thức ăn khi nhai. Khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền nhỏ hơn, giúp quá trình tiêu hóa tốn ít năng lượng hơn, tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. 

2.4 Bổ sung thêm probiotic

Probiotic là các chủng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Chúng khắc phục một phần những bất lợi do chế độ ăn nghèo nàn, stress hay tác dụng phụ của thuốc gây ra. Các vi sinh vật có lợi cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp phân giải lactose, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Những loại thực phẩm giàu probiotic gồm sữa chua, phomai, kombucha… cung cấp lợi khuẩn tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe. 

cách phòng ngừa bệnh tiêu hóa bằng lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Trên đây là các cách phòng bệnh đường tiêu hóa hiệu quả. Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiêu hóa, mọi người nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Không nên tự ý mua thuốc về nhà uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital