Cách nào phân biệt rõ sốt xuất huyết và sốt virus

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bệnh sốt xuất huyết có một số biểu hiện khá giống với sốt virus. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI gửi tới quý độc giả cách phân biệt rõ sốt xuất huyết và sốt virus để việc điều trị đúng hướng và hiệu quả hơn.

1. Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết và sốt virus

Bệnh sốt xuất huyết là tình trạng bị sốt do virus Dengue gây ra, có khả năng truyền nhiễm cực kỳ cao, thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây, căn bệnh sốt xuất huyết Dengue và những đợt dịch lan rộng trong cộng đồng trở thành mối đe dọa rất  lớn đến sức khỏe con người. Vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn-  loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm. Chúng sinh sản và phát triển nhiều vào mùa nóng.

sốt xuất huyết và sốt virus

Muỗi vằn là trung gian lây bệnh sốt xuất huyết

Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, biểu hiện là sốt cao và xuất huyết da, niêm mạc. Người bệnh nặng còn có thể bị trụy tim mạch. Điều này rất dễ gây tử vong nếu bệnh không được điều trị không kịp thời và không đúng cách.

Trong khi đó, bệnh sốt virus, hay còn gọi là sốt siêu vi, là trường hợp bệnh nhân bị sốt do cơ thể phản kháng lại khi bị nhiễm nhiều loại siêu vi trùng (virus).Sốt siêu vi có thể chẩn đoán khá rõ ràng nhờ đặc những đặc điểm điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Tu vậy, một số trường trường hợp khác không chẩn đoán được nguyên nhân bệnh là gì.

Đa số các trường hợp bị bệnh sốt virus đều có biểu hiện đau đầu, mình mẩy đau nhức và thậm chí bị nổi ban. Triệu chứng này khiến nhiều người tưởng lầm bệnh là sốt xuất huyết. Về điều trị, sốt virus được điều trị các triệu chứng như hạ sốt, hạn chế mất nước, cho người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra cần cách ly tránh lây nhiễm sang người khác, hạn chế sự bùng phát dịch bệnh.

2. Sự khác nhau về triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt siêu vi

2.1. Sốt xuất huyết và sốt virus: Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có cơn sốt kéo dài từ 7 – 10 ngày. Kèm theo đó là sự mệt mỏi, chán ăn, sốt cao trên 39 độ trong nhiều ngày. Có thể bị xuất huyết (chảy máu cam) ở những ngày cuối của chu trình sốt. Khi bệnh nhân không thấy các dấu hiệu khác, cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Điều này mới có thể biết xác định chính xác có bị sốt xuất huyết hay không.

– Sốt cao: Bệnh nhân đột ngột sốt cao 39-40 độ C. Sốt liên tục trong 3-4 ngày liền, dẫn đến sự mệt mỏi, buồn nôn. Bệnh nhân bị phát ban, có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Ở phụ nữ, tới kỳ kinh nguyệt mà bị sốt xuất huyết thì chu kỳ này bị kéo dài hơn. Ngoài ra, kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường.

– Bề mặt biểu bì sẽ xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đỏ, có thể là các đốm đỏ hoặc vết bầm. – – Người bệnh bị đau bụng rất dữ dội, quằn quại, có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn mửa,…

– Nhiều bệnh nhân nhập viện trong trạng thái nguy kịch bởi một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm: tình trạng viêm gan nặn, suy thận, viêm cơ tim,….

– Tình trạng bệnh nhân bị sốc xuất hiện khi đang sốt cao đột ngột chuyển sang hết sốt. Bệnh nhân lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, ít tiểu. Ngoài ra có thể bị nôn hoặc đi đại tiện ra máu. Giai đoạn này có thể rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không tới được đưa tới bệnh viện kịp thời.

bệnh nhân bị sốt cao kéo dài

Bệnh nhân thường bị sốt cao kéo dài

2.2.  Sốt xuất huyết và sốt virus: Triệu chứng sốt virus

Đặc điểm triệu chứng của sốt virus là sốt theo từng cơn. Bệnh nhân có thể sốt ở nhiệt độ cao đến 38 – 39 độ C, thậm chí có người còn bị sốt cao hơn 40 độ C.

Bệnh nhân sốt virus có đặc điểm khác với sốt xuất huyết là các triệu chứng về hô hấp. Bệnh nhân thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp nói chung. Ngoài ra, những đặc trưng như các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, điều này khác hoàn toàn so với sốt xuất huyết. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng mắt đỏ, chảy nước mắt,…

– Sốt virus ở người lớn: Bệnh nhân bị sốt, ho, mệt mỏi. Cảm giác đau người, xuất hiện nhiều triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, có thể kèm theo phát ban da,…

– Sốt virus ở trẻ nhỏ: bệnh nhi bị sốt đột ngột 39 – 40 độ. Cơ thể trẻ sẽ đau nhức, đau đầu nhưng vẫn đa số trẻ vẫn tỉnh táo.  Sau đó khoảng 2-3 ngày bị sốt, trẻ nổi ban, kèm theo một số dấu hiệu khác như chảy nước mắt, viêm kết mạc, có dử mắt,…. Đối với những trẻ bị sốt quá cao có thể dẫn đến triệu chứng khó thở, thậm chí là co giật liên hồi.

Đối với các trẻ em dưới 5 tuổi, có thể bị co giật do sốt, còn người lớn bị sốt thường có dấu hiệu vã mồ hôi, cơ thể ớn lạnh và run. Nhìn chung đa phần bệnh nhân đều bị đau đầu, đau cơ, mất cảm giác thèm ăn, hay  bị khô miệng do mất nước.

3. Cách điều trị sốt xuất huyết và sốt virus

3.1. Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Cho đến nay, vẫn chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Cách tốt hơn cả là điều trị theo hướng làm giảm tối đa triệu chứng. Khi người bệnh bị sốt cao, chỉ dùng paracetamol, không dùng aspirin. Cần chú ý tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Các liều dùng nên chia ra và cách nhau ít nhất 4 tiếng. Khi ở giai đoạn 7-10 ngày sốt cao, người bệnh cần bổ sung nước và điện giải bằng oresol. Ngoài ra nên uống nhiều nước hoa quả như nước dừa, nước cam,…

Nước dừa có tác dụng rất hiệu quả trong việc hạ sốt

Nước dừa có tác dụng rất hiệu quả trong việc hạ sốt

Khi bệnh nhân bắt đầu cắt sốt và bước vào giai đoạn nguy hiểm, người nhà nên đưa đi khám để xét nghiệm các chỉ số, đặc biệt là tiểu cầu. Đa số bệnh nhân sẽ bị xuất huyết giai đoạn này, chính vì vậy, khi bệnh nhân bị xuất huyết, cần được theo dõi y tế để cấp cứu kịp thời nếu lượng máu quá nhiều. Bệnh nhân cũng không nên đi lại một mình tránh té ngã, để tránh nguy cơ chảy máu.

3.2. Điều trị sốt virus như thế nào?

Bệnh sốt virus cũng được điều trị bằng cách hạ sốt. Ngoài ra, cần chú trọng việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Điều này đóng vai giúp người bệnh ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm từ những loại virus khác.

Bệnh nhân có thể làm sạch cơ thể bằng cách tắm bằng nước ấm, lau người cho khô thoáng và thay quần áo mới sạch sẽ.

Nếu bệnh nhân bị sốt kéo dài 5 ngày trở lên, hay tình trạng sốt cao trên 39 độ C nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy tác dụng, xuất hiện co giật,…  thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị ngay lập tức.

Bệnh nhân và người nhà cần áp dụng những biện pháp điều trị theo chỉ định của bệnh viện, để hạn chế xảy ra biến chứng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết và sốt virus. Mùa dịch đang đến, hãy cố gắng tăng sức đề kháng để có thể ngăn ngừa bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital