Cách đơn giản nhận biết cơn đau do sỏi thận

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Có người bị sỏi thận thì đau dữ dội, có người lại chỉ đau âm ỉ thôi. Vậy đau sỏi thận là đau như thế nào? Để giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi gặp những cơn đau này, bài viết dưới đây xin được chia sẻ cách đơn giản để nhận biết cơn đau do sỏi thận.

1. Cách nhận biết cơn đau do sỏi thận

Cách đơn giản nhận biết sỏi thận

Đau vùng lưng, hông, mạn sườn là những biểu hiện thường thấy ở những người có sỏi thận (ảnh minh họa)

Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu hoặc sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu có thể gây ra những cơn đau vùng thận, tùy từng vị trí, kích thước viên sỏi mà mức độ đau có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung đau do sỏi thận có những biểu hiện đặc trưng sau:

1.1. Vị trí và hướng đau

Những cơn đau do sỏi thận có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận, thường xuất hiện ở vùng hố thắt lưng – hạ sườn, sau đó có thể lan tỏa ra 2 bên, xuống bụng dưới, háng, mặt trong của đùi và cơ quan sinh dục ngoài.

1.2. Thời điểm xuất hiện và tính chất đau

Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau đột ngột, dữ dội thành từng cơn hoặc đau âm ỉ, không thuyên giảm khi thay đổi tư thế hoặc tự khỏi mà không có điều trị thích hợp.

1.3. Triệu chứng kèm theo

Đau có thể kèm theo sốt (khi sỏi gây viêm nhiễm đường tiết niệu), ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu…

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Đau do sỏi thận còn có thể kèm theo tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu… (ảnh minh họa)

2. Cách xử trí khi gặp những cơn đau sỏi thận

2.1. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

Để xác định chính xác nguyên nhân cơn đau và giải quyết triệt để vấn đề người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đặc biệt nên thăm khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng/lần để tầm soát nhiều bệnh lý trong cơ thể vì có những trường hợp bệnh diễn biến trong âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng.

2.2. Nhanh chóng điều trị để loại bỏ sỏi

Để xử lý tận gốc những cơn đau do sỏi thận thì người bệnh cần loại bỏ sỏi ra khỏi thận càng sớm càng tốt. Hiện nay với các phương pháp điều trị ít xâm lấn và không xâm lấn người bệnh có thể dễ dàng loại sạch mọi loại sỏi một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng như:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra sóng xung kích để “bắn phá” và làm vụn viên sỏi từ bên ngoài cơ thể, giúp sỏi có thể dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường tiểu.

Với cách điều trị này người bệnh có sỏi thận <2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm có thể sạch sỏi mà không phải phẫu thuật, không đau và có thể ra về ngay sau 30-45 phút tán sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể - giải pháp điều trị nhẹ nhàng, không phẫu thuật giúp bệnh nhân loại sạch sỏi và chấm dứt những cơn đau 

Tán sỏi ngoài cơ thể – giải pháp điều trị nhẹ nhàng, không phẫu thuật giúp bệnh nhân loại sạch sỏi và chấm dứt những cơn đau 

– Tán sỏi nội soi qua da

Đây là phương pháp mà chỉ với một vết chích nhỏ (0,5cm) vùng lưng, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi kích thước nhỏ vào vị trí có sỏi, rồi dùng năng lượng laser tán vỡ sỏi thành vụn nhỏ và hút ra ngoài.

Phương pháp ít xâm lấn này có thể làm sạch sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm, giúp bệnh nhân tránh được mổ mở, hạn chế đau đớn và rút ngắn thời gian nằm viện (chỉ khoảng 2-3 ngày).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital