Viêm gan B mạn tính rất dễ chuyển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. Cách điều trị viêm gan B mạn tính như thế nào? Người viêm gan B mạn tính cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ra sao luôn là quan tâm hàng đầu của người bệnh viêm gan B mạn.
Viêm gan B mạn tính là biến chứng của viêm gan B cấp không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm. Viêm gan B mạn tính gây những tổn thương nghiêm trọng cho gan. Virus viêm gan B hoạt động và sao chép mạnh mẽ khiến cho chức năng gan ngày càng bị suy yếu. Nếu không được điều trị, bệnh viêm gan B mạn rất dễ chuyển thành xơ gan, ung thư gan, người bệnh có thể tử vong.
Menu xem nhanh:
Nhận biết bệnh viêm gan B mạn tính
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh viêm gan B mạn tính giúp ích cho việc điều trị, phục hồi chức năng gan, tránh được những biến chứng xấu. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân viêm gan B mạn tính (giai đoạn đầu) không có triệu chứng hoặc nếu có các triệu chứng cũng rất mơ hồ. Dó đó, người bệnh thường phát hiện bệnh muộn.
Dưới đây là một số những dấu hiệu giúp nhận biết
-Suy giảm chức năng gan: Khi gan bị nhiễm virus viêm gan B, các tế bào gan sẽ bị tổn thương dẫn đến chức năng gan suy giảm.
-Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Gan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa nên khi chức năng gan giảm khiến hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Do đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…
– Vàng da, vàng mắt… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B mạn tính. Nếu người bệnh đã ở giai đoạn vàng da, vàng mắt chứng tỏ bệnh tình đã tương đối nặng. Người bệnh cần phải điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị viêm gan B mạn tính
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Viêm gan B mạn tính càng được điều trị sớm bao nhiêu thì người bệnh càng có cơ hội chữa khỏi bấy nhiêu. Mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính là giúp cơ thể kiểm soát sự sao chép của virus và làm giảm lượng virus. Điều này giúp bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do virus gây ra.
Người bệnh viêm gan B mạn tính không nên quá lo lắng về bệnh tật. Giữ tâm trạng thoải mái, tin tưởng bác sĩ và nghiêm túc trong điều trị sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả các loại thuốc bổ gan.
Có hai nhóm thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị viêm gan B mạn tính: Interferon và các thuốc kháng virus.
Interferon có 2 dạng chính: Interferon pegylate hóa và Interferon thông thường. Nếu điều trị bằng Interferon, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng dạng Interferon pegylate hóa, chỉ dùng 1 lần/48 tuần hơn là dùng Interferon thông thường với 3 lần/tuần.
Trong quá trình điều trị viêm gan B bằng thuốc, người bệnh cần tái khám theo hẹn của bác sĩ để làm các xét nghiệm máu thường quy và kiểm tra để xem khả năng đáp ứng điều trị như thế nào. Căn cứ trên kết quả tái khám và xét nghiệm thường quy, các bác sĩ sẽ có kế hoạch cho việc điều trị tiếp theo.
Điều trị bằng thuốc kháng virus có tác dụng làm ngừng sự sao chép của virus, làm giảm lượng virus trong máu. Một vài thuốc kháng virus có thể kể đến như: Lamivudine, entecavir, adefovir, tenofovir… Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng virus có thể bị đảo ngược nếu người bệnh ngưng dùng thuốc. Do đó, hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần phải dùng thuốc hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại để kiểm soát virus.
Để việc điều trị viêm gan B mạn tính đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất, người bệnh viêm gan B mạn tính nên xin tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc và nghỉ ngơi để có thể hỗ tốt nhất cho việc điều trị bệnh.
Chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế có đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất đem đến cho người bệnh kết quả khám và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác nhất. Quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn cùng sự đón tiếp, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng, người bệnh sẽ thấy hài lòng và yên tâm nhất khi khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc.