Cách điều trị sỏi bàng quang 8mm

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi bàng quang phần lớn được hình thành từ những viên sỏi rơi từ thận xuống. Sỏi bàng quang không phổ biến như sỏi thận nhưng lại có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bị kẹt lại và không ra ngoài được. Vậy sỏi bàng quang 8mm là lớn hay bé? Có điều trị dứt điểm được hay không? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Sỏi bàng quang 8mm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi bàng quang 8mm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sỏi bàng quang 8mm có gây nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang có hai cách để hình thành. Phần lớn sỏi bàng quang là do sỏi từ thận rơi xuống, phần còn lại được hình thành tại bàng quang. Nó là một khối rắn nằm tại bàng quang, là kết tinh của các khoáng chất, lắng cặn trong nước tiểu. Một người có thể có một viên sỏi hoặc cả 4, 5 viên sỏi tạo thành ổ sỏi trong bàng quang.

Triệu chứng rõ rệt nhất của sỏi bàng quang đó là những cơn đau vùng bụng dưới, đặc biệt đau thắt khi đi tiểu. Vì khi đó, sỏi bàng quang gây tắc chỗ nối niệu đạo và bàng quang, khiến nước tiểu không ra ngoài được.

Muốn biết sỏi bàng quang 8mm có nguy hiểm không thì chúng ta cần dựa trên kích thước to nhỏ, rắn, góc cạnh của viên sỏi để phân tích. Thông thường, sỏi với kích thước này được cho là không quá to, có thể ra ngoài theo đường tự nhiên theo đường niệu đạo.

Tuy nhiên, khi sỏi rắn, lắm góc cạnh và cọ xát vào lớp niêm mạc, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi kẹt ở niệu đạo cũng khiến nước tiểu không ra ngoài được gây tắc cổ bàng quang, vô niệu…

Vì vậy, đừng chủ quan cho rằng sỏi bàng quang đang nhỏ mà bỏ qua hoặc tự ý điều trị mà không thăm khám. Bạn cần đến cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa xác định tình trạng sỏi và có chỉ định điều trị hợp lý.

Cách xử lý và điều trị sỏi bàng quang 8mm

Sỏi thận rơi xuống bàng quang đa phần là những viên sỏi nhỏ, trong quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài thì sỏi bị ứ lại tại bàng quang. Càng để lâu sỏi bàng quang sẽ ngày một to, rắn hơn và khó vượt được niệu đạo để ra ngoài.

Đối với sỏi bàng quang kích thước này, tùy vào tình trạng cụ thể mà chúng ta áp dụng những phương pháp khác nhau.

Sỏi bàng quang 8mm chưa quá rắn, niệu đạo thoáng

Chỉ định nội khoa kết hợp chú ý ăn uống và sinh hoạt: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc làm giãn cơ để sỏi có thể tự ra ngoài theo đường tự nhiên.

Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải uống thật nhiều nước sạch, ít nhất là 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bệnh nhân cần ăn nhiều rau xanh, tránh dùng canxi thông qua thực phẩm chức năng, giảm bớt các loại thực  phẩm có chứa nhiều oxalat. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chăm chỉ vận động, không nên thức khuya ngủ muộn.

Cận cảnh một ca tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị sỏi bàng quang tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Cận cảnh một ca tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị sỏi bàng quang tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Sỏi bàng quang 8mm rắn, lắm góc cạnh, niệu đạo hẹp

Sỏi bàng quang tuy nhỏ nhưng khó ra ngoài thì bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng tán sỏi nội soi ngược dòng để tán vỡ sỏi và bơm hút ra ngoài. Đây là một giải pháp rất hiệu quả cho bệnh nhân sỏi bàng quang bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Tán sỏi qua đường tự nhiên, không mổ: bác sĩ đưa ống nội soi qua niệu đạo, vào bàng quang rồi tìm đến vị trí chính xác của viên sỏi rồi bắn vỡ bằng tia laser và tiến hành bơm hút ra ngoài.
  • An toàn: không gây ảnh hưởng đến chức năng thận hay các cơ quan lân cận.
  • Ít đau, ít tổn thương: Bệnh nhân được gây tê tủy sống nên không có cảm giác đau đớn nhưng vẫn tỉnh táo. Tán sỏi ngược dòng không có vết mổ nên người bệnh ít đau, khá nhẹ nhàng.
  • Phục hồi nhanh: Quá trình  tán sỏi diễn ra khá nhanh chóng, bệnh nhân phục hồi nhanh giúp tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí.
  • Ra viện sau 24h: Bệnh nhân tán xong sau khi nghỉ ngơi 1 ngày là có thể xuất viện ngay.

Vì vậy, bệnh nhân bị mắc sỏi bàng quang cũng không cần quá lo lắng. Điều quan trọng nhất là cần thăm khám và điều trị tại cơ sở uy tín và lựa chon đúng phương pháp.

Song song với đó, bệnh nhân cũng cần giữ gìn chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý theo tư vấn của bác sĩ. Nhớ uống nước và không nhịn tiểu dù đã hết sỏi để phòng tránh tái phát.

Sỏi bàng quang 8mm điều trị ở đâu là hiệu quả?

Với bất cứ kích thước nào thì nguyên tắc điều trị cũng là bạn cần tìm đến các địa chỉ bệnh viện uy tín với một số những tiêu chí cơ bản dưới đây:

  • Lựa chọn những bệnh viện có thế mạnh trong khám và điều trị sỏi bàng quang
  • Lựa chọn những bệnh viện quy tụ nhiều tiến sĩ, bác sĩ giỏi, thầy thuốc ưu tú trong lĩnh vực khám và điều trị các vấn đề liên quan đến tiết niệu.
  • Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang khi đến thăm khám phải được chuyên gia trực tiếp kiểm tra và đánh giá kết quả
  • Ngoài ra, địa chỉ thăm khám cần tích cực triển khai và liên tục cập nhật nhiều kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến, trang bị nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại để quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả.
  • Bệnh viện có chi phí hợp lý, áp dụng bảo hiểm, bảo lãnh, giảm bớt nỗi lo lắng về kinh tế cho người bệnh.
Một bệnh nhân mắc sỏi bàng quang được bác sĩ thăm khám chu đáo

Một bệnh nhân mắc sỏi bàng quang được bác sĩ thăm khám chu đáo

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang là đơn vị uy tín trong việc ứng dụng công nghệ cao vào khám chữa cũng như liên tục cập nhật các phương pháp điều trị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu hiện đại.

Tại bệnh viện Thu Cúc, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại tiết niệu sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất để chữa hiệu quả sỏi ở người bệnh. Ngoài ra, Thu Cúc còn có bộ phận điều dưỡng, chăm sóc người bệnh tận tình, áp dụng bảo hiểm, bảo lãnh trong điều trị đúng với quyền lợi của khách hàng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có lời giải đáp cho mình. Nếu bạn đang có những biểu hiện nghi ngờ sỏi bàng quang như đau bụng dưới, tiểu buốt, tiết rát… thì cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sỏi ngay tránh biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital