Bệnh gan nhiễm mỡ thường có diễn biến âm thầm và hầu như không có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, bệnh thường được phát hiện trong tình trạng đã tiến triển nặng. Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh (nếu không được chữa trị đúng cách). Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ (hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan) là tình trạng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% tổng trọng lượng của lá gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có3 dạng chính là: Gan thoái hóa mỡ đơn thuần; viêm gan thoái hóa mỡ do rượu và viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường có diễn biến âm thầm và hầu như không có triệu chứng gì trong giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, bệnh thường được phát hiện trong tình trạng đã tiến triển nặng. Chỉ khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, người bệnh mới thấy một số triệu chứng của bệnh như: Mệt mỏi, cơ thể khó chịu và hay buồn nôn; vàng da, ánh mắt lờ đờ; khi đi khám có thể thấy lá gan bị sưng to hơn bình thường…
Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh (nếu không được chữa trị đúng cách).
2. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Các bác sĩ cho biết, điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có một cách thức điều trị riêng. Cụ thể:
-Bệnh gan nhiễm mỡ do uống nhiều rượu, bệnh nhân cần cai rượu hoàn toàn để tránh bệnh thêm trầm trọng.
-Bệnh gan nhiễm mỡ do cơ thể thừa cân, béo phì cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học để giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp.
-Bệnh gan nhiễm mỡ do tiểu đường, mỡ máu cần thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ.
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, nếu có thể kiểm soát tốt những yếu tố gây bệnh thì có thể cải thiện tình trạng bệnh tật rất tích cực.
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng thuốc: Người bệnh gan nhiễm mỡ có thể được chỉ định một số loại thuốc để kiềm chế sự phát triển của bệnh, như: Phosphatidylcholine polyene, S-adenosylmethionine. Người bệnh có thể cung cấp thêm vitamin E qua chế độ ăn hoặc dùng thuốc vitamin E.
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thông qua dinh dưỡng: Bệnh nhân nên cung cấp nhiều năng lượng, protein, ít chất béo, đồng thời bổ sung nhiều các loại vitamin như vitamin B, C, E, K và khoáng chất.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra tình trạng gan định kỳ để theo dõi và đánh giá sự chuyển biến của bệnh, giúp phát hiện và xử trí sớm những dấu hiệu bất thường và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.