Cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả, nhanh chóng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sâu răng là một trong những chứng bệnh răng miệng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này đa phần bắt nguồn từ đồ ăn ngọt là sở thích của đa số các bé. Tuy nhiên, răng của trẻ lại không thích lượng đường mà đồ ngọt đem đến chút nào. Việc chữa sâu răng ở trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào các bậc phụ huynh.Điều này là bởi các bé chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc này. Vậy đâu là cách chữa sâu răng ở trẻ hiệu quả và nhanh chóng?

1. Tiến trình của bệnh sâu răng

sâu răng ở trẻ

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thương gặp ở trẻ nhỏ và cần điều trị sớm để tránh biến chứng

Sự tiến triển của bệnh sâu răng đi từ mức độ nhẹ tới nặng. Cụ thể, sâu răng gồm 4 giai đoạn: sâu men răng, sâu ngà răng, viêm tủy và chết tủy.

– Sâu men răng: Răng sẽ xuất hiện lỗ sâu nhỏ trên men răng. Lỗ sâu chỉ như chấm đen, khó phát hiện. Ở tình trạng này, răng chưa có dấu hiệu đau nhức và cũng dễ bị bỏ qua.

– Sâu ngà răng: Khi đã tiến triển tới ngà răng, lỗ sâu cạn sẽ không khiến ê buốt khi nhai. Tuy nhiên, lỗ sâu càng sâu sẽ càng gây ê buốt khi ăn nhai hoặc uống nước quá nóng, quá lạnh. Vì vậy, bệnh nhân sâu răng nên điều trị sớm ở giai đoạn này.

– Viêm tủy: Nếu tình trạng sâu ngà răng không được điều trị, lỗ sâu sẽ tiến tới tủy. Điều này sẽ gây ra nhiễm trùng tủy răng, đau nhức dữ dội. Tình trạng đau sẽ đặc biệt nghiêm trọng vào buổi đêm. Nếu điều trị ở giai đoạn này, bệnh sâu răng vẫn có thể dứt điểm.

– Chết tủy: Viêm tủy khi không được điều trị sẽ gây chết tủy. Những vi khuẩn sẽ theo đường ống tủy và gây nhiễm trùng dưới chân răng, sưng mặt, sưng nướu. Thậm chí, một số trường hợp có thể bị biến chứng nghiêm trong ở xoang, tim, khớp, xương, …

cách chữa sâu răng ở trẻ

Với những đối tượng bệnh nhân là trẻ em, sâu răng chuyển biến rất nhanh nên cha mẹ cần chú ý tới tình trạng răng miệng của con

2. Mức độ nghiêm trọng của sâu răng với trẻ em

Với những đối tượng bệnh nhân là trẻ em, sâu răng chuyển biến rất nhanh. Sau một thời gian không được điều trị, lỗ sâu to lên, chuyển màu đen. Khi ấy, thức ăn sẽ dễ bị mắc vào lỗ sâu gây đau nhức. Điều này sẽ khiến trẻ đau nhức khó chịu, quấy khóc và không chịu ăn. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn tới tình trạng răng miệng của con. Từ đó giúp trẻ phòng tránh để các vấn đề chuyển biến nặng.

Khi tình trạng sâu tiến triển tới mức nhất định sẽ gây ra hỏng tủy. Việc điều trị tủy răng sẽ tốn khá nhiều thời gian để điều trị. Ngoài ra, việc răng trẻ bị hỏng tủy gây ra tác hại rất nghiêm trọng. Ví dụ như ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, biến chứng gây áp xe xương ổ răng, mất răng và nhiễm trùng máu.

Đối với những trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ, nhiều bậc phụ huynh quan niệm đó là răng sữa, trước sau gì cũng thay nên không cần quan tâm. Chính quan điểm sai lệch này đã gây ra nhiều vấn đề răng miệng của trẻ sau này. Răng sữa không tồn tại vĩnh viễn nhưng lại rất quan trọng trong đầu đời của trẻ. Nhờ có răng sữa, việc ăn nhai của trẻ được thực hiện dễ dàng, tạo tính thẩm mỹ, phát âm chuẩn. Đặc biệt, răng sữa còn góp phần định hướng cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Do đó, việc điều trị sâu răng sữa ở trẻ nhỏ là rất cần thiết.

3. Cách chữa sâu răng ở trẻ em

Sau đây là những phương pháp chữa sâu răng ở trẻ em thường được áp dụng:

3.1 Răng chớm sâu

Đối với trường hợp răng trẻ mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ sâu, cha mẹ có thể đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. Các bác sĩ sau khi xác định tình trạng sẽ áp dụng biện pháp tái khoáng để xử lý. Cụ thể, các chất như calcium, fluor, phosphate, … sẽ được dùng để hàn trám vào vị trí sâu.

3.2 Răng sâu nặng

Khi đã chuyển biến nặng, răng của trẻ sẽ xuất hiện những lỗ sâu đen. Tại vị trí răng sâu, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội. Răng có nguy cơ bị vỡ, mẻ. Với tình trạng này các bác sĩ kiểm tra cần xem xét kĩ. Nếu tủy đã bị viêm nhiễm, trẻ sẽ cần điều trị nội nha. Mục đích điều trị trước tiên sẽ là bảo tồn răng rồi mới đến hàn trám lại.

3.3 Răng sâu nghiêm trọng

Với những tình trạng răng trẻ đã sâu nghiêm trọng dẫn tới những biến chứng như viêm tủy cấp, áp xe, … các bác sĩ sẽ cân nhắc tới việc nhổ bỏ răng sâu. Điều này là để tránh những biến chứng nghiêm trọng thêm, ảnh hưởng tới quá trình hình thành răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

4. Chế độ chăm sóc răng miệng tốt sẽ phòng tránh hiệu quả bệnh sâu răng ở bé

cách chữa sâu răng ở trẻ

Tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là phù hợp là phương pháp tốt nhất giúp trẻ chủ động phòng tránh sâu răng cho bản thân

–  Đối với bé dưới 24 tháng tuổi không sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor bởi chất hóa học này có ảnh hưởng không nhỏ đến răng của bé.

–  Khi bé bắt đầu biết cách không nuốt kem đánh răng, bố mẹ nên dạy bé cách trải răng một một lượng nhỏ kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ.

– Tạo cho bé một thói quen tốt khi đánh răng đó là đánh răng 2-3 lần/ ngày và mỗi lần 2 phút.

– Nên cho bé uống nhiều nước để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Hạn chế để bé uống các loại nước ngọt và nước có gas.

– Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây, không nên ăn nhiều đồ ăn vặt như kẹo, bánh ngọt…

– Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo đầy đủ và đa dạng dưỡng chất. Ví dụ như các món ăn giàu canxi, protein, phốt pho, vitamin, … Điều này sẽ giúp cho răng và cơ thể bé phát triển toàn diện.

Khi bé có triệu chứng của sâu răng bố mẹ không nên tự ý chữa trị cho con tại nhà, cách chữa sâu răng ở trẻ em tốt nhất là cho trẻ đến gặp bác sĩ Nha khoa. Khoa răng hàm mặt –  Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn yên tâm trong việc điều trị sâu răng cho con mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital