Ung thư gan hiện đang là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất ở người. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được ngăn chặn sớm bằng những phương pháp tầm soát ung thư, trong đó có xét nghiệm. Vậy các xét nghiệm tầm soát ung thư gan được thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Kiến thức về căn bệnh nguy hiểm ung thư gan
1.1. Định nghĩa
Ung thư gan được hình thành từ những tế bào bất thường xuất hiện trong gan. Những tế bào này sau đó phát triển hình thành nên các khối u, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Dựa theo nguyên nhân hình thành, ung thư gan được chia thành 2 loại là ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.
– Trong đó ung thư gan nguyên phát lại được chia thành 3 loại bắt nguồn từ chính những tế bào của gan bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư tế bào gan và ung thư biểu mô đường mật.
– Ung thư gan thứ phát bắt nguồn từ những tế bào bất thường di căn từ những bộ phận khác, xâm nhập vào gan và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan.
1.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư gan, có thể kể đến như:
– Mắc virus viêm gan mạn tính các loại B, C, A, E, các loại virus này có thể dẫn đến viêm gan và xơ gan, là con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư gan.
– Nghiện rượu, bia cũng có thể dẫn đến ung thư gan.
– Những người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ ung thư gan là rất cao.
– Tình trạng béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, do đó có khả năng mắc ung thư gan là rất cao.
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư gan đều không có dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên khi xuất hiện những triệu chứng sau cần phải đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám:
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Ăn không ngon miệng, thường xuyên bị buồn nôn.
– Đau, tức và sờ thấy một khối lạ ở vùng hạ sườn phải.
– Sốt.
2. Các xét nghiệm tầm soát ung thư gan bao gồm những xét nghiệm nào?
2.1. A-fetoprotein (AFP) là một trong các xét nghiệm tầm soát ung thư gan được sử dụng phổ biến
AFP là một trong những chỉ số chỉ điểm ung thư gan có độ chính xác lên tới 80%. AFP là một Glycoprotein có một chuỗi đơn, được hình thành ở gan của thai nhi và túi noãn hoàng, vào dịch ối, đi qua nhau thai và xâm nhập vào máu của người mẹ.
Người trưởng thành khỏe mạnh có nồng độ AFP trong huyết thanh là 0-7ng/mL. Nếu nồng độ AFP trong huyết thành là 20ng/mL thì người bệnh có nguy cơ cao đang mắc ung thư gan và chỉ số này có thể phân biệt được đây có phải là ung thư gan nguyên phát hay không.
Tuy nhiên trên thực tế, AFP tăng ngay cả khi khám không mắc ung thư gan mà mắc một số vấn đề khác như viêm gan, bệnh gan mạn, xơ gan, phụ nữ có thai,… Hay thậm chí là có trường hợp bệnh nhân mắc ung thư gan nhưng chỉ số AFP không tăng. Do vậy, cần kết hợp xét nghiệm những chỉ số khác để kết quả cho ra được chính xác nhất.
2.2. AFP-L3
AFP – L3 là một dạng đồng đẳng của dấu ấn AFP. AFP có 3 dạng là AFP-L1, AFP-L2 và AFP-L3:
– AFP-L1 là được phát hiện ở những người mắc các bệnh gan lành tính như xơ gan, viêm gan B,… không gắn vào LCA.
– AFP-L2 xuất hiện chủ yếu ở các khối u noãn hoàng, được gắn vào LCA với áp lực vừa.
– AFP-L3 là loại được sản xuất bởi các tế bào gan ác tính, gắn vào LCA với áp lực cao và được phát hiện chủ yếu ở những bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát.
Xét nghiệm AFP-L3 có độ nhạy khoảng 56% và độ đặc hiệu là khoảng 90% trong việc phát hiện ung thư gan nguyên phát. Giá trị cắt của AFP-L3 được xác định là 10%, những người có giá trị AFP-L3 cao hơn 10% thì có khả năng xuất hiện ung thư gan nguyên phát trong vòng 21 ngày tăng gấp 7 lần người bình thường.
2.3. DCP hay PIVKA II cũng là một trong các xét nghiệm tầm soát ung thư gan được sử dụng phổ biến
Des-Gamma-Carboxy Prothrombin (DCP) hay còn được gọi là DCP, là một dạng bất thường được tạo ra bởi thiếu vitamin K của prothrombin – một chất đông máu được sản xuất bởi gan. Ngoài ram DCP có thể được sản xuất bởi các khối u trong gan và chỉ số này sẽ tăng khi người bệnh mắc ung thư gan nguyên phát.
DCP có nồng độ bình thường là khoảng 0-7,7 ng/L, giá trị cắt là khoảng 25ng/mL, thì xét nghiệm DCP có độ nhạy là khoảng 87% và độ đặc hiệu là 85% trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư gan nguyên phát.
Nghiên cứu cho thấy, chỉ số DCP phản ánh tình trạng của khối u như sự tăng về kích thước, sự xâm lấn,… Ngoài ra khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u thì nồng độ DCP sẽ giảm nhanh.
3. Một vài lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư gan
– Nhịn ăn ít nhất từ 4-6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm để tránh kết quả bị sai lệch.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe trước khi thực hiện xét nghiệm.
– Nên xếp lịch thăm khám vào sáng sớm, không ăn sáng để quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
– Đặt lịch trước khi đến cơ sở y tế để chủ động được thời gian và phương thức di chuyển.
– Lựa chọn cơ sở tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư gan.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở y tế để xét nghiệm tầm soát ung thư gan thì hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đây là một những cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ đứng đầu Hà Nội. Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống robot xét nghiệm tự động cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ y bác sĩ đều được tuyển chọn từ các bệnh viện trong và ngoài nước, đảm bảo đọc kết quả chính xác, đưa ra những lời khuyên thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Trên đây là những thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi xét nghiệm tầm soát ung thư bao gồm những gì. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư gan.