Các xét nghiệm chức năng gan phổ biến hiện nay

Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau. Xét nghiệm chức năng gan là các xét nghiệm nhằm kiểm tra và đánh giá tình trạng hoạt động của gan. Khi gan gặp tổn thương các chức năng quan trọng có thể bị ảnh hưởng và dễ dàng kiểm tra qua các xét nghiệm này.

Menu xem nhanh:

1. Khi nào nên xét nghiệm chức năng gan?

Gan đảm nhận nhiều chức năng thiết yếu chẳng hạn như thải độc, sản xuất enzyme hỗ trợ tiêu hóa, tổng hợp protein cũng như nhiều chức năng khác. Do đó, chức năng gan hoạt động tốt là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể.

Các xét nghiệm đo lường các chỉ số như men gan, protein đặc trưng, bilirubin trong máu, giúp đánh giá tình trạng của gan. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

 

Cần xét nghiệm chức năng gan để đánh giá bệnh gan nhiễm mỡ

Hình ảnh mô tả bệnh lý gan nhiễm mỡ

Chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan định kỳ như một phần của khám sức khỏe tổng quát. Điều này giúp:

– Phát hiện sớm các tổn thương gan do virus, bệnh gan, chế độ ăn uống, hoặc lối sống không lành mạnh.

– Chẩn đoán nguyên nhân gây giảm chức năng gan để có biện pháp điều trị kịp thời.

– Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.

Những người có nguy cơ cao như người uống nhiều rượu bia, thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh gan,… nên xét nghiệm chức năng gan định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh gan thường không rõ ràng. Khi có các triệu chứng như  mệt mỏi, chán ăn,nước tiểu sẫm, phân nhạt màu, bụng chướng,… gan có thể đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, không nên bỏ qua các dấu hiệu bất thường liên quan đến gan.

 

thực hiện xét nghiệm chức năng gan giúp ngăn ngừa bệnh gan

Xét nghiệm chức năng gan giúp đánh giá, ngăn ngừa và điều trị sớm các bệnh lý về gan. (ảnh minh họa)

2. Các xét nghiệm chức năng gan phổ biến

Có nhiều xét nghiệm được sử dụng để đánh giá chức năng gan, trong đó những xét nghiệm sau thường được chỉ định:

– Xét nghiệmđo hoạt độ ALT (Alanine Aminotransferase): Đây là enzyme do gan tiết ra. Khi gan bị tổn thương (viêm gan do virus, rượu, nhiễm độc), nồng độ ALT trong máu tăng cao.

– Xét nghiệm đo hoạt độ AST (Aspartate Aminotransferase): Tương tự ALT, sự gia tăng nồng độ AST trong máu thường liên quan đến tổn thương gan.

– Xét nghiệm đo hoạt độ ALP (Alkaline Phosphatase): ALP có mặt ở gan, ống mật và xương. Nồng độ ALP tăng có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc tắc mật.

– Xét nghiệm Albumin và protein toàn phần: Gan sản xuất albumin và globulin, hai loại protein quan trọng. Nồng độ protein thấp có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng gan.

Nếu có các dấu hiệu bất ổn về gan, mỗi người cần thăm khám sớm với bác sĩ Gan mật

Nếu có các dấu hiệu bất ổn về gan, mỗi người cần thăm khám sớm với bác sĩ Gan mật

– Xét nghiệm nồng độ Bilirubin: Bilirubin là sản phẩm của quá trình phân hủy hồng cầu. Gan xử lý bilirubin, nhưng nếu gan không hoạt động tốt, bilirubin sẽ tích tụ trong máu, gây vàng da, vàng mắt.

– Xét nghiệm GGT (Gamma-glutamyl transferase): Mức GGT bất thường thường chỉ ra tổn thương gan hoặc ống mật.

– Xét nghiệm LD (Lactate Dehydrogenase): Nồng độ LD cao cho thấy có tổn thương ở gan, mặc dù nó cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác.

– Xét nghiệm thời gian đông máu PT (Prothrombin Time): Thời gian đông máu kéo dài là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan, đặc biệt khi gan không thể sản xuất đủ các yếu tố đông máu.

3. Lưu ý khi thực hiện các xét nghiệm chức năng gan

Kết quả xét nghiệm chức năng gan có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sử dụng chất kích thích, thuốc điều trị và lối sống. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Để đánh giá toàn diện tình trạng chức năng gan, bác sĩ có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và cận lâm sàng khác. Bệnh lý gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ hóa mô gan, suy giảm chức năng gan và các biến chứng không thể phục hồi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital