Các loại thuốc long đờm dành cho người bị bệnh hô hấp

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Dược sĩ

Phạm Minh Hưng

Trưởng khoa Dược

Thuốc long đờm là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh lý hô hấp có đờm. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ và kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác như uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Tìm hiểu chung về thuốc long đờm

Ho có đờm là một triệu chứng phổ biến, thường gặp trong các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… Đờm là chất nhầy được tiết ra từ đường hô hấp để bảo vệ cơ thể khỏi bụi bẩn, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi đờm được sản xuất quá nhiều và đặc, nó có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở, ho dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1.1. Khái niệm thuốc tiêu đờm

Thuốc long đờm hay còn gọi là thuốc tiêu đờm, là nhóm thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp. Dưới tác động của thuốc, đờm được làm loãng, giảm độ nhớt của chất nhầy. Nhờ vậy, cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp qua các cơn ho hoặc khạc đờm. Loại thuốc này có thể cải thiện tình trạng ho và giúp người bệnh thở dễ hơn.

Cơ chế hoạt động của thuốc là phá vỡ các liên kết hydro trong đờm, giúp đờm loãng và dễ dàng di chuyển hơn. Sau đó, thuốc kích thích các cơn ho, giúp cơ thể ho mạnh hơn để loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp.

Hầu hết thuốc long đờm đều an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, phát ban, ngứa.

1.2. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của thuốc

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tiêu đờm phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số dạng bào chế phổ biến có thể kể đến là:

– Thuốc tiêu đờm dạng siro được sử dụng phổ biến cho trẻ em. Siro long đờm giúp làm dịu cổ họng, làm mềm và giảm đờm. Hãy chọn sản phẩm chứa thành phần tự nhiên và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ.

– Thuốc tiêu đờm dạng viên chứa các thành phần làm giảm đờm và làm thông mũi. Điều này giúp trẻ dễ dàng tiêu hoá thuốc và giảm hiện tượng ngạt mũi. Hãy tuân thủ liều lượng hướng dẫn trên đóng gói và tư vấn từ bác sĩ.

– Thuốc tiêu đờm dạng xịt họng dùng cho người có triệu chứng long đờm nặng và khó chịu. Loại thuốc này có thể giúp làm giảm đờm và làm dịu cổ họng. Sử dụng xịt họng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tư vấn từ bác sĩ.

ho kèm theo đờm

Ho có đờm gây ra không ít phiền toái và khó chịu cho người bệnh

1.3. Trường hợp cần dùng thuốc long đờm

Thuốc long đờm thường được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh hô hấp có đờm như:

– Cảm cúm, cảm lạnh

Viêm phế quản cấp và mạn

– Viêm phổi

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Viêm xoang

Hen suyễn

Bạn nên dùng thuốc làm loãng đờm khi bị ho có đờm đặc, kẹo và khó khạc ra ngoài. Loại đờm này có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến bạn khó thở và khiến bạn ho nhiều hơn.

2. Tìm hiểu trước khi uống thuốc tiêu đờm

2.1. Lựa chọn thuốc long đờm phù hợp

Với sự xuất hiện của nhiều loại thuốc tiêu đờm khác nhau trên thị trường, thì việc lựa chọn loại thuốc phù hợp có thể khiến bạn băn khoăn. Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ/ dược sĩ.

Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách, đồng thời tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này cũng giúp hạn chế gặp phải các tác dụng phụ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tiêu đờm, hãy kết hợp với các biện pháp khác như uống nhiều nước, giữ ẩm không khí, và sử dụng máy tạo ẩm. Điều này giúp làm mềm đờm và làm giảm khó chịu cho các cơ quan ở hệ hô hấp.

thuốc long đờm

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

2.2. Tham khảo một số loại thuốc

Có nhiều loại thuốc lãm tiêu đờm khác nhau trên thị trường, được bào chế dưới dạng viên uống, siro, dung dịch khí dung. Dưới đây là một số gợi ý:

– Acetylcystein là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp phá vỡ các liên kết hydro trong đờm và làm loãng đờm. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý đường hô hấp có đờm dai dẳng.

– Bromhexine là một chất kích thích ho, giúp cơ thể ho mạnh hơn để loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp. Bromhexine thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý đường hô hấp cấp tính có đờm.

– Ambroxol là một chất làm loãng đờm và kích thích ho. Ambroxol thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý đường hô hấp cấp tính và mạn tính có đờm.

3. Cách sử dụng thuốc long đờm

Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào dạng bào chế, độ tuổi và tình trạng bệnh của người bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc tiêu đờm, người bệnh nên uống nhiều nước để làm loãng và dễ dàng loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể. Không nên sử dụng thuốc tiêu đờm cùng lúc với thuốc giảm ho vì có thể gây cản trở việc loại bỏ đờm. Đặc biệt, tránh hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói bụi vì có thể khiến tình trạng ho có đờm trở nên tồi tệ hơn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em sử dụng thuốc tiêu đờm cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý rằng:

– Thuốc tiêu đờm không phải là thuốc kháng sinh và không có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.

– Sử dụng thuốc làm loãng đờm quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa…

– Nếu sau 7-10 ngày sử dụng thuốc tiêu đờm mà các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

trẻ bị ho có đờm

Trẻ nhỏ dùng thuốc long đờm cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn được ghi trên nhãn

Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về thuốc, bạn đừng ngại ngần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất. Thông qua thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, người bệnh có thể xác định tình trạng bệnh, đồng thời có phương án điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital