Các loại phản ứng khi tiêm phế cầu là gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Các loại phản ứng khi tiêm phế cầu có thể xảy ra đó là: sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm chủng, mệt mỏi, chán ăn,…Cha mẹ cần hết sức lưu ý tới các phản ứng này để có thể kịp thời xử lý và điều trị.

1. Khái niệm vắc xin phòng bệnh phế cầu

Vắc xin phòng bệnh phế cầu giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công, gây bệnh của các loại vi khuẩn phế cầu (tên tiếng anh là Streptococcus pneumoniae). Các loại vi khuẩn phế cầu này đặc biệt nguy hiểm, có khả năng gây ra các hội chững nhiễm trùng, viêm nhiễm như: viêm màng não, viêm phổi,…

Vắc xin phòng phế cầu ra đời được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cũng như khá tối ưu giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Hiện nay có hai loại vắc xin phòng phế cầu được sử dụng phổ biến nhất đó là: synflorix và prevenar – 13. Cả hai loại vắc xin này đều đem lại tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên chúng khác nhau ở quốc gia sản xuất, liều lượng, lịch tiêm chủng cũng như độ tuổi có thể tiêm chủng.

phản ứng khi tiêm phế cầu là như thế nào

Vắc xin phòng bệnh phế cầu giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công, gây bệnh của các loại vi khuẩn phế cầu

2. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu có an toàn cho sức khỏe không?

2.1. Các loại phản ứng khi tiêm phế cầu có thể xảy ra

Bất cứ loại vắc xin phòng bệnh nào khi được tiêm vào cơ thể đều có thể có khả năng gây ra các phản ứng, tùy thuộc vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người. Đối với loại vắc xin phòng bệnh phế cầu cũng vậy, người được tiêm chủng có thể sẽ gặp phải một số phản ứng. Chúng ta cần theo dõi sức khỏe cẩn thận sau tiêm, đặc biệt là đối với trẻ em, để có thể kịp thời phản ứng và xử lý đối với các triệu chứng đó.

2.1.1. Hiện tượng sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Sốt được coi là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm chủng vắc xin. Đây là cách báo hiệu cơ thể con người đang trong quá trình đáp ứng với loại vắc xin đó. Thông thường phản ứng sốt sẽ kéo dài trong khoảng 1 vài ngày sau tiêm, tùy thuộc vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người.

Đặc biệt đối với đối tượng trẻ em – có hệ miễn dịch non yếu thì sẽ dễ gặp phản ứng sốt sau tiêm chủng hơn người lớn. Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ và tự thuyên giảm dần sau 1-2 ngày thì hoàn toàn không đáng lo. Lúc này cha mẹ chỉ cần chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cho trẻ mặc đồ thoáng mát cũng như bổ sung thêm các loại thực phẩm dạng lỏng, giàu dinh dưỡng.

Ngược lại, nếu phản ứng sốt kéo dài quá lâu, sốt cao, đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như: co giật, quấy khóc, tím tái, khó thở,….thì cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.

2.1.2. Một số phản ứng khác có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu

phản ứng khi tiêm phế cầu nặng hay nhẹ

Bất cứ loại vắc xin phòng bệnh nào khi được tiêm vào cơ thể đều có thể có khả năng gây ra các phản ứng

Bên cạnh sốt là phản ứng rất thường gặp sau tiêm chủng, đặc biệt là trẻ nhỏ, thì sau khi tiêm vắc xin phế cầu, còn có thể gặp phải một số phản ứng khác: chán ăn, sưng đỏ tại vị trí tiêm chủng, chóng mặt, mệt mỏi,…

Phản ứng chiếm tỉ lệ khoảng từ 1 – 10% sau tiêm chủng đó là hiện tượng chai cứng tại vị trí vết tiêm. Cha mẹ cần để ý theo dõi trẻ, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C (trẻ dưới 2 tuổi), hoặc sốt trên 38 độ C (trẻ từ 2 – 5 tuổi).

Ngoài ra, một số triệu chứng hiếm gặp khác đó là: tiêu chảy, nôn mửa, dị ứng, viêm da, phát ban,…

2.2. Cần làm gì để hạn chế các loại phản ứng khi tiêm phế cầu?

Để giúp hạn chế việc xảy ra các phản ứng sau khi tiêm chủng vắc xin phế cầu, cũng như làm thuyên giảm nhanh chóng các phản ứng (nếu có), cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

– Không nên thực hiện tiêm chủng vắc xin cho trẻ nếu trong trường hợp trẻ đang bị sốt cao, bị ốm, sức khỏe không ổn định. Nên trì hoãn việc tiêm chủng vào thời gian khác khi trẻ đã khỏe mạnh trở lại.

– Vắc xin phòng phế cầu chỉ được dùng dưới dạng tiêm tại bắp hoặc vị trí thích hợp. Tuyệt đối không được sử dụng tiêm vắc xin theo đường dưới da hay tiêm tĩnh mạch.

– Nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu như trẻ có những biểu hiện của việc giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng đông máu. Không tự tiện tiêm chủng vắc xin cho trẻ.

phản ứng khi tiêm phế cầu nên hỏi bác sĩ

Cha mẹ nên tìm hiểu cũng như lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng vắc xin uy tín

– Tiêm vắc xin phòng phế cầu hay bất cứ loại vắc xin nào đều không thể nào tránh được tất cả các tuýp huyết thanh.

Vắc xin Synflorix của Bỉ không có tác dụng thay thế cho vắc xin đặc chủng phòng bệnh bạch hầu, uốn ván.

– Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu đối với trẻ em đang có hệ miễn dịch bị suy giảm, hoặc đang trong thời gian dùng các loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch.

– Cần chú ý về lịch tiêm chủng của trẻ nhỏ, để đảm bảo trẻ được tiêm đúng phác đồ và thời gian quy định.

– Không được trộn lẫn vắc xin phòng bệnh phế cầu với các loại vắc xin khác để tiêm.

3. Tại sao cần phải tiêm chủng vắc xin phế cầu đúng lịch?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin đúng lịch, bất kể là vắc xin phòng bệnh phế cầu hay các loại vắc xin khác đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc trì hoãn tiêm chủng hay tiêm chủng không đúng phác đồ quy định sẽ không đảm bảo được khả năng bảo vệ, phòng bệnh tối đa, hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ tiêm chủng vắc xin phế cầu đúng lịch cũng giúp nâng cao hiệu quả phòng các bệnh truyền nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ các mũi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ được giảm đi đáng kể. Trong trường hợp nếu mắc bệnh cũng sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng, cũng như khả năng bị bệnh sẽ nhẹ hơn so với những trẻ không được tiêm chủng.

Cha mẹ nên tìm hiểu cũng như lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng vắc xin uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn sức khỏe tiêm chủng cho trẻ và bản thân.

Để đặt lịch tiêm chủng hay thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital