Các dấu hiệu tố bạn bị tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến và nguy hiểm. Khi nhận thấy có các dấu hiệu tố bạn bị tiểu đường xuất hiện ở chân, da, mắt, nướu răng bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

1. Biến chứng tiểu đường nguy hiểm khôn lường

Có đến 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo trong số các bệnh nhân tiểu đường. Số người bị bệnh tiểu đường mắc các vấn đề về tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, đặc biệt là nữ giới.

Bị tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Bệnh tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Có đến 50-80% số người chết do nhiễm độc ure trong số bệnh nhân tiểu đường dạng phụ thuộc insulin. Tỷ lệ mù lòa ở người bị tiểu đường cũng cao hơn người thường từ 10-23 lần, tủy lệ hoại thư phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường đến 20 lần. Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.

Với những người bị tiểu đường kèm theo huyết áp thì các biến chứng về thận và tim mạch diễn biến càng nhanh nếu như không biết cách kiểm soát huyết áp và trị số đường huyết ở mức độ chuẩn.

2. Các dấu hiệu “tố” bạn bị tiểu đường

Các dấu hiệu cảnh báo bạn bị tiểu đường như:

2.1. Mắt

Khi đường huyết tăng, các mạch máu trong mắt yếu đi và có sự tích tụ cholesterol trong võng mạc. Dần dần, nó làm mờ thị lực và hậu quả là dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bị đau hoặc có cảm giác bỏng rát mắt. Ngoài ra, hãy kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo mắt luôn khỏe.

2.2. Da

Ngứa trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Khô, ngứa trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây nên hiện tượng da khô, ngứa. Điều này là do lượng đường huyết cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, do vậy, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm vi khuẩn. Ngứa da đầu cũng là một dấu hiệu của tăng đường huyết.

2.4. Chân

Người bị tiểu đường có thể gây ra áp lực bất thường lên khớp, xương và da của chân và có thể dẫn tới tổn thương chân. Khi bị tổn thương, quá trình liền sẹo sẽ rất chậm do thiếu cung cấp máu thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới hoại tử, đe dọa tính mạng.

2.5. Nướu răng

Tiểu đường có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng và cũng làm chậm quá trình liền sẹo. Nhưng tiểu đường còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, và đôi khi, sâu răng hoặc chảy máu nướu răng có thể là dấu hiệu thường xuyên của tiểu đường. Vì vậy nếu bạn thường xuyên bị sưng nướu răng hoặc có bất cứ bệnh răng miệng nào, trước tiên hãy đi kiểm tra đường huyết.

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên chẩn đoán bệnh tiểu đường hiệu quả

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên chẩn đoán bệnh tiểu đường hiệu quả

Ngay khi các triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, các bệnh lý tiểu đường cần được theo dõi thường xuyên vì vậy người bệnh cần chủ động tích cực thăm khám định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital