Menu xem nhanh:
1. BV Thu Cúc dốc toàn lực chung tay “hạ hỏa” tình hình SXH
Dịch SXH đang bùng phát, diễn biến phức tạp, liên tục gia tăng về số lượng người mắc mới, nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) dốc toàn lực trong công tác đẩy lùi dịch SXH, “hạ hỏa” đỉnh dịch tại Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên, anh Việt Dũng (PGĐ điều hành bệnh viện Thu Cúc) cho biết: “Hiện nay, các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện làm việc liên tục, không ngừng nghỉ, luôn có lịch tăng cường trực hàng ngày. Ngoài việc tăng cường công tác khám chữa bệnh và hỗ trợ điều kiện thăm khám, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân SXH, bệnh viện Thu Cúc còn mở tổng đài 1900 55 88 92 do chính các chuyên viên y tế tư vấn miễn phí về cách phòng và xử trí kịp thời, hiệu quả khi nghi ngờ sốt xuất huyết cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh dịch này.
Cô P.L.H (56 tuổi, Thụy Khuê) chia sẻ: “Nhà chưa có ai bị SXH nhưng nghe tivi nói nhiều người bị cũng thấy rất sợ. Hôm trước tôi có nhận được tin nhắn gửi về điện thoại báo nếu cần hỏi thông tin về bệnh, thì gọi đến tổng đài bệnh viện Thu Cúc được tư vấn miễn phí. Tôi gọi đến thì được tư vấn rất cụ thể, chi tiết về cách phòng bệnh, khi bị thì cần làm thế nào, điều trị như thế nào đúng cách. Qua đó tôi cũng nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh và có những thông tin hữu ích để phòng bệnh cho mình và gia đình”
Chị N.T.L (27 tuổi, Hà Nội) cho biết con chị ốm sốt 2 ngày, sau mỗi đợt uống thuốc hạ sốt cháu lại chơi. Sau đó, chị nhận thấy con có triệu chứng chảy máu chân răng thì rất lo lắng, chị gọi điện hỏi tổng đài tư vấn 1900 55 88 92. Chị cho biết: “Mình gọi điện đến tổng đài bệnh viện Thu Cúc được tư vấn đó là một trong những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần phải làm xét nghiệm máu thì mới có kết luận chính xác được. Sau đó, mình đưa con đến bệnh viện xét nghiệm, bác sĩ cho biết dương tính với virus SXH, tiểu cầu giảm thấp và yêu cầu nhập viện theo dõi. Thật may khi đó được tư vấn kịp thời giờ con đã được ra viện và sức khỏe phục hồi tốt.”
Chia sẻ thêm về công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Thu Cúc anh Việt Dũng cũng cho biết: “Song song với việc mở tổng đài tư vấn, chúng tôi còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông tin về tình hình dịch bệnh và hướng dẫn người dân cách phòng tránh bằng cách gửi những email, tờ rơi, tin nhắn,… Bệnh viện Thu Cúc mong muốn gửi đến toàn bộ người bệnh những thông tin hữu ích tuyên truyền sâu rộng về cách phòng bệnh, những triệu chứng cảnh báo SXH, những lưu ý cần phải biết để xử trí kịp thời bởi nếu điều trị sai từ đầu cách bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.”
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tiếp nhận, khám chữa và điều trị nội trú cho bệnh nhân SXH. Hiện tại, bệnh viện Thu Cúc đang thực hiện hai loại xét nghiệm sốt xuất huyết bao gồm: Xét nghiệm NS1Ag giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu tiên và xét nghiệm Dengue IgM và IgG phát hiện sốt xuất huyết trong 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm của bệnh viện cũng sẵn sàng nỗ lực ở mức cao nhất để điều trị cho các bệnh nhân.
2. Mỗi người cần tự trang bị kiến thức để phòng và chống dịch hiệu quả
Chính những quan điểm sai lầm, thái độ thờ ơ chủ quan của người dân là nguyên nhân thúc đẩy dịch bệnh SXH bùng phát nhanh chóng và diễn biến ngày càng phức tạp. Ngay cả những người đã từng mắc bệnh thì vẫn có nguy cơ mắc lại với tuýp khác. Vì vậy, khi có người mắc SXH, việc điều trị cần đi đôi với phòng ngừa lây nhiễm cho người xung quanh.
Muốn đẩy lùi dịch, ngoài sự vào cuộc huy động lực lượng của toàn ngành y, quan trọng hơn vẫn là ý thức hợp tác của người dân. Bên cạnh việc tập trung dập dịch bằng cách diệt muỗi, người dân cần có những kiến thức để đối phó kịp thời, xử trí đúng cách ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Mỗi cá nhân nâng cao ý thức phòng bệnh, dịch sốt xuất huyết sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
3. Khuyến cáo từ PGS., Tiến sĩ., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành (Bệnh viện Thu cúc)
_ Một người có nguy cơ mắc 4 lần SXH với 4 tuýp gây ra và lần sau thường có xu hướng nặng hơn lần mắc trước.
_ Theo quy luật, trong 3 ngày đầu tiên, người bị bệnh SXH sẽ sốt cao, đau đầu, mỏi người, nhức hốc mắt… Tuy nhiên từ ngày thứ tư trở đi, bệnh nhân hạ sốt dần. Nhưng đó mới là thời điểm nguy hiểm nhất bởi các biến chứng nặng như tình trạng tăng tính thấm thành mạch máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn tới tử vong chỉ sau 5 – 6 tiếng đồng hồ nếu không kịp cứu chữa.
_ Tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được theo dõi sát sao và có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm