Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô là giải pháp thẩm mỹ cho cho tình trạng răng cửa hô, khiếm khuyết. Vậy, hành trình này khi nào nên thực hiện, kéo dài bao lâu, quy trình thế nào? Hãy cùng TCI khám phá những thông tin cần thiết về việc bọc răng sứ răng cửa hô trong bài viết dưới đây
Menu xem nhanh:
1. Khi nào nên bọc răng sứ cho răng cửa bị hô?
1.1. Răng hô là gì?
Răng hô, răng vổ hay răng vẩu, là một dạng sai lệch khớp cắn răng với tình trạng 2 răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới không tương quan. Khi đó, phần hàm trên thường bao trùm và chìa ra ngoài so với hàm dưới, tạo sự không cân đối trên gương mặt.
Có thể phân loại răng hô thành các dạng chính sau:
– Răng hô do xương hàm: Do sự phát triển quá mức của xương hàm trên hoặc xương hàm dưới, khiến cho hai hàm không khớp với nhau.
– Răng hô do răng: Do các yếu tố như răng mọc chen chúc, mọc lệch, răng cửa nhô ra ngoài.
– Răng hô do cả xương hàm và răng: Kết hợp cả hai yếu tố trên.
Dấu hiệu răng hô khá dễ nhận biết:
– Nhìn nghiêng: Có thể thấy rõ khoảng hở giữa hai hàm.
– Môi nhô ra ngoài so với bình thường.
– Răng cửa nhô ra ngoài so với răng cửa hàm dưới.
– Khó khăn khi ăn nhai: Do khớp cắn sai lệch, việc ăn nhai có thể gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Khuôn mặt mất cân đối.
Răng hô ảnh hưởng thẩm mỹ chung, đồng thời nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Khó vệ sinh răng miệng, rối loạn khớp thái dương hàm: Do khớp cắn sai lệch, khớp thái dương hàm có thể bị ảnh hưởng, gây đau nhức, khó vận động. Những người răng hô nặng cũng có thể cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.
1.2. Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô khi nào?
Bạn nên cân nhắc bọc răng sứ cho 2 răng cửa bị hô trong những trường hợp sau:
– Răng cửa hô nhẹ đến vừa: Bọc răng sứ có thể giúp điều chỉnh vị trí răng, điều chỉnh vấn đề răng hô và cải thiện thẩm mỹ nụ cười.
– Răng cửa khỏe mạnh: Răng cần có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện bọc sứ, không bị sâu, viêm tủy hay các bệnh lý nha khoa khác.
– Có mong muốn cải thiện thẩm mỹ: Bọc răng giúp bạn sở hữu nụ cười đều đặn, rạng rỡ và tự tin hơn.
– Đã niềng răng nhưng không hiệu quả: Trong một số trường hợp, niềng răng không thể điều chỉnh răng hô hiệu quả do cấu trúc xương hàm hoặc do các yếu tố khác. Việc bọc răng sứ lúc này là giải pháp hỗ trợ việc giảm bớt tình trạng hô của răng.
Bên cạnh đó, việc bọc răng sứ với răng cửa sẽ không được khuyến nghị khi:
– Răng hô nặng, ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng ăn nhai.
– Răng cửa yếu, bị sâu, viêm tủy hoặc có các bệnh lý nha khoa khác.
– Các trường hợp: tim mạch, HA cao, đái tháo đường,…
1.3. Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô mất bao lâu?
Thời gian hoàn thành quy trình bọc răng sứ cho 2 răng cửa bị hô thường dao động từ 2 – 3 tuần, từ lúc bắt đầu thăm khám cho đến khi hoàn thành việc bọc sứ. Lựa chọn bọc sứ cho răng hô cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Trước quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang và tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng răng miệng và nhu cầu thẩm mỹ của bạn.
2. Quy trình cơ bản thực hiện bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô
Quy trình bọc răng sứ răng cửa bị hô mỗi một cơ sở có thể có những khác biệt nhất định, nhưng cơ bản bao gồm các bước sau:
2.1. Bước 1: Thăm khám và tư vấn
– Bác sĩ nha khoa tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang để đánh giá mức độ hô và sức khỏe răng.
– Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bọc răng sứ phù hợp, giải thích chi tiết về quy trình thực hiện, ưu nhược điểm và chi phí.
2.2. Bước 2: Chuẩn bị răng
Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành các công đoạn chuẩn bị cho răng bằng cách: loại bỏ bệnh lý răng miệng nếu có và chuẩn bị cho lấy dấu răng
– Vệ sinh miệng
– Điều trị bệnh lý
– Gây tê cục bộ
– Mài cùi răng
2.3. Bước 3: Lấy dấu răng, làm mão sứ
– Việc lấy dấu răng được thực hiện công phu, cẩn trọng để phòng chế tác có thể tạo mão sứ vừa vặn.
– Dấu răng sẽ được gửi đến labo nha khoa để chế tác mão sứ theo kích thước, hình dạng phù hợp với răng thật của bạn.
– Chất liệu mão sứ được lựa chọn dựa trên nhu cầu, mong muốn và điều kiện tài chính của bạn.
2.4. Bước 4: Gắn mão sứ tạm thời
– Trong thời gian chờ đợi mão sứ vĩnh viễn, bác sĩ sẽ gắn mão sứ tạm thời để bảo vệ cùi răng và giúp bạn sinh hoạt bình thường.
2.5. Bước 5: Gắn mão sứ vĩnh viễn
– Khi mão sứ vĩnh viễn được chế tác hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định vào cùi răng bằng keo nha khoa và thiết bị chuyên dụng.
– Bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít sát, khớp cắn và điều chỉnh nếu cần thiết.
– Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ theo từng trường hợp.
2.6. Tái khám và kiểm tra
Người bệnh cần được tái khám sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng để kiểm tra tình trạng răng sứ và đảm bảo chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó, việc thăm khám nha khoa định kỳ cũng là điều cần thiết để kiểm tra răng sứ, làm sạch răng miệng cũng như phòng tránh các bệnh lý nha khoa mà chúng ta cần duy trì.
3. Lưu ý sau khi bọc răng sứ răng cửa hô
Để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ cho mão sứ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Vệ sinh và đảm bảo làm sạch răng miệng hằng ngày đầy đủ, đúng cách.
– Hạn chế thực phẩm cứng, dai, có màu sẫm, dễ làm trầy xước hoặc ố vàng mão sứ.
– Tránh các thói quen ảnh hưởng đến răng miệng như hút thuốc lá, thường xuyên nhai kẹo cao su, nghiến răng,…
– Khám nha khoa định kỳ: Nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp.
Nhìn chung, bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô là lựa chọn của nhiều người có hiện tượng răng hô nhẹ. Hình thức này không những cải thiện vấn đề khớp cắn, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi các bệnh lý như sâu răng, cao răng, … Đồng thời, bọc sứ cũng nâng cao tính hài hòa khuôn mặt, giúp chúng ta tự tin đón nhận những cơ hội trong đời sống. Khi có nhu cầu bọc sứ, bạn nên lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín, có thương hiệu để an tâm tiếp cận với phương pháp bọc sứ mới và được các nha sĩ chuyên nghiệp, kinh nghiệm đồng hành cùng sức khỏe răng miệng của bản thân.