Bọc răng sứ là phương pháp cải thiện không chỉ vẻ ngoài mà còn chức năng của răng miệng. Tuy nhiên, như mọi thủ thuật y tế, quá trình này có thể xuất hiện các biến chứng. Điển hình chính là tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi gặp phải biến chứng này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
1.1 Thế nào là tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn?
Bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn là một tình trạng khiến cho răng sứ ở hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau. Điều này có thể bắt nguồn do nhiều nguyên nhân. Khi răng sứ không hợp khớp, chúng có thể tạo ra sự không thoải mái khi ăn uống. Chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn. Thậm chí, những ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng sẽ xảy ra.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, răng sứ ở vùng răng cửa không đúng vị trí có thể tạo ra các khoảng hở lớn giữa răng sứ và răng tự nhiên. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng nhai, phát âm, thẩm mỹ mà còn không an toàn cho cấu trúc của hàm và khuôn mặt cũng có thể xảy ra.
Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn đến chức năng và sức khỏe. Do đó, quá trình lắp đặt và điều chỉnh răng sứ cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác để tránh tình trạng sai lệch khớp cắn.
1.2 Nguyên nhân gây bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Hiện tượng bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn có thể do một số nguyên nhân sau:
1.2.1 Không thực hiện lấy cao răng
Mảng bám vôi răng có thể làm sai lệch quá trình lắp đặt răng sứ. Nếu vôi răng không được loại bỏ trước khi bọc sứ, nó có thể tạo ra lỗ hở giữa răng sứ và răng tự nhiên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho răng thật.
1.2.2 Mão sứ được chế tác không chuẩn
Nếu mão sứ được chế tác không đúng tỉ lệ và kích thước có thể dẫn đến lệch khớp cắn. Cả bác sĩ lẫn kỹ thuật viên chế tác răng sứ đều cần phải đảm bảo rằng mọi chi tiết được thực hiện chính xác.
1.2.3 Tỷ lệ mài răng sai
Quá trình mài răng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của việc lắp mão răng sứ. Một số trường hợp răng được mài không đồng đều hoặc không đúng chuẩn theo tỉ lệ. Điều này có thể tạo ra các vấn đề khi chụp răng sứ và dẫn đến lệch khớp cắn.
1.2.4 Tay nghề bác sĩ
Tay nghề của bác sĩ là điều rất cần được chú tâm. Nếu bác sĩ không có kỹ năng và kinh nghiệm đầy đủ, họ có thể gặp khó khăn trong việc lấy mẫu và điều chỉnh răng sứ. Điều này có thể dẫn đến việc răng sứ được lắp đặt không chính xác hoặc không đúng với tỉ lệ, kích thước của răng tự nhiên. Từ đó, nhiều nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
2. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ lệch khớp cắn
Mỗi nguyên nhân gây ra việc bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp như sau:
– Khi mài răng không chính xác: Trong trường hợp này, việc duy nhất để khắc phục là tháo bỏ toàn bộ răng sứ cũ. Sau đó, chúng ta sẽ thực hiện làm răng sứ mới. Sau khi gỡ bỏ răng sứ cũ, bác sĩ sẽ lấy lại dấu răng, thiết kế bộ răng sứ. Mão sứ cần được chế tác sao cho chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, quá trình này phức tạp và đòi hỏi chi phí cao.
– Khi kỹ thuật gắn răng sứ không chuẩn: Trong trường hợp này, chúng ta không nhất thiết phải tháo bỏ mão sứ. Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật hàn trám để bít những kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của thức ăn và vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện sau khi thăm khám cẩn thận và đánh giá tình trạng cụ thể của từng trường hợp.
Trong mọi trường hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia nha khoa và bác sĩ uy tín là rất quan trọng để chọn lựa phương pháp khắc phục phù hợp và đảm bảo hiệu quả.
3. Hậu quả nếu không khắc phục biến chứng kịp thời
Tình trạng lệch khớp cắn do bọc sứ nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
3.1 Khó chịu trong sinh hoạt
Cảm giác khó chịu khi nhai thức ăn là điều mà nhiều người gặp phải khi răng bị lệch khớp cắn do bọc sứ. Việc này không chỉ làm mất đi sự thoải mái khi ăn uống. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi và chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
3.2 Mất thẩm mỹ
Hàm răng cong vênh và tỷ lệ khuôn mặt bất thường là những biểu hiện rõ ràng nhất của răng bị lệch khớp cắn sau khi bọc sứ. Điều này gây mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười. Từ đó có thể khiến người bệnh cảm thấy không tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ người khác.
3.3 Tác động xấu đến khớp hàm và khớp thái dương
Áp lực lớn đến khớp thái dương do khớp cắn bị lệch có thể gây nhiều ảnh hưởng. Người bệnh sẽ cảm giác đau, mỏi hàm và nhức đầu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của khớp hàm. Cùng với đó là gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
3.4 Dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng
Khi thức ăn dễ dàng bám vào các kẽ răng do răng bị lệch khớp cắn có thể dẫn đến những vấn đề răng miệng, điển hình như hôi miệng, sâu răng và viêm nhiễm lợi. Việc này tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng có thể hình thành.
Bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta thông tin về tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Chúng ta hãy cùng lưu lại để vận dụng trong trường hợp cần thiết.