Bị vôi răng nhiều có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Vôi răng là vấn đề răng miệng phổ biến, rất nhiều người gặp phải. Để giải đáp chi tiết vấn đề, bài viết sau sẽ làm rõ vôi răng là gì, nguyên nhân hình thành và những tác hại của nó. Đừng bỏ lỡ thông tin về cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả ở cuối nội dung.
Menu xem nhanh:
1. Vôi răng là gì? Nguyên nhân hình thành
1.1. Vôi răng là gì?
Vôi răng, còn được gọi là cao răng, là một lớp cặn cứng hình thành trên bề mặt răng. Đây là sự tích tụ của các khoáng chất như canxi và phốt phát từ nước bọt, kết hợp với mảng bám răng (plaque) – một lớp màng mỏng chứa vi khuẩn bám trên răng. Khi mảng bám không được làm sạch thường xuyên, nó sẽ cứng lại và tạo thành vôi răng. Bị vôi răng có thể kéo theo nhiều bệnh lý khác về răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Có 2 kiểu vôi răng chính:
– Vôi răng thường: Là loại vôi răng nhiều người mắc phải, khiến răng ngả màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Loại vôi này không thể tự làm sạch tại nhà nhưng có thể xử lý dễ dàng bằng các thiết bị nha khoa, tại trung tâm y tế.
– Vôi răng huyết thanh: Là loại vôi răng nằm dưới nướu, khó có thể làm sạch. Nếu không điều trị sớm, nó sẽ sinh ra các bệnh như viêm nướu, chảy máu chân răng, vôi hóa đỏ do máu thấm vào vôi răng…
1.2. Nguyên nhân bị vôi răng
Vôi răng hình thành theo một quá trình lâu dài, nguyên nhân khiến răng bị mảng bám vôi được cho là:
– Vệ sinh răng miệng kém: Đây là nguyên nhân chính gây ra vôi răng. Khi không đánh răng đều đặn hoặc đánh răng không đúng cách, mảng bám sẽ tích tụ và dần hóa cứng thành vôi răng.
– Chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu đường và tinh bột tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến hình thành mảng bám và vôi răng.
– Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng sản xuất mảng bám, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành vôi răng.
– Yếu tố di truyền: Một số người có xu hướng bị vôi răng nhanh hơn do đặc điểm di truyền.
– Nước bọt: Thành phần và lưu lượng nước bọt ảnh hưởng đến quá trình hình thành vôi răng.
2. Bị vôi răng nhiều có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi “bị vôi răng nhiều có nguy hiểm không,” các chuyên gia nha khoa cho biết: Trên thực tế, vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau:
2.1. Vôi răng gây viêm nướu và bệnh nha chu
Chúng ta biết rằng, vôi răng bám trên bề mặt làm răng trở nên gồ ghề. Những khe hở giữa răng và nướu do vôi răng tạo ra giúp vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và sinh sôi. Nhiều loại vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố gây kích ứng, làm viêm nướu. Khi khuẩn hại phát triển mạnh, nó phá vỡ sự cân bằng sinh thái giữa lợi khuẩn và hại khuẩn ở khoang miệng.
Về mặt cơ học, cao răng gồ ghề và cứng có thể làm tổn thương khoang miệng, đặc biệt là nướu. Sự xuất hiện của cao răng cũng cản trở bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Vôi răng gây viêm nướu là do cơ thể phản ứng với các loại khuẩn trên vôi răng, dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng, gây bệnh nha chu. Về lâu dài, nó làm tổn thương mô nâng đỡ răng, thậm chí làm mất một phần răng.
2.2. Bị vôi răng dẫn đến sâu răng
Vôi trăng không trực tiếp gây sâu răng nhưng nó là yếu tố làm tăng nguy cơ. Trong số các loại vi khuẩn tăng sinh trên bề mặt vôi răng có cả Streptococcus mutans – một loại khuẩn gây sâu răng. Streptococcus mutans tiêu thụ đường và tiết ra axit trên vôi răng. Loại axit này làm mòn men răng, làm răng bị hỏng, sâu.
Thêm vào đó, vôi răng cũng cản trở dòng chảy tự nhiên của nước bọt. Trong khi nước bọt có vai trò trung hòa axit, bảo vệ răng. Ở giai đoạn đầu, vôi răng hình thành phía ngoài làm che lấp phần răng bị sâu. Vì vậy, bạn càng khó phát hiện và điều trị sớm.
2.3. Vôi răng gây hôi miệng
Vì sao những người bị vôi răng bám nhiều thường có hơi thở hôi? Nguyên nhân được chuyên gia giải đáp như sau:
– Bề mặt vôi răng là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trong quá trình tồn tại của chúng, rất nhiều khuẩn hại đã tiết ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSCs). Đó chính là nguồn gốc của mùi hôi trong hơi thở của người có nhiều cao răng.
– Những người có nhiều vôi răng kèm theo tình trạng sâu răng cũng đồng thời bị hôi miệng. Lý do là vì vi khuẩn gây sâu răng tiết ra axit, làm mất cân bằng pH trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây mùi phát triển.
– Ngoài ra, mùi hôi miệng còn xuất phát từ việc thức ăn bị mắc kẹt xung quanh vôi răng lâu ngày. Các loại vi khuẩn phân hủy chúng và tạo ra mùi khó chịu.
– Viêm nướu do vôi răng cũng là một trong những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hôi miệng.
2.4. Bị vôi răng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân?
Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh nha chu (do vôi răng gây ra) và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số bệnh hô hấp. Cụ thể:
– Vi khuẩn từ vôi răng có thể xâm nhập vào máu, làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc và các bệnh tim mạch khác.
– Vôi răng và viêm nướu khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát đường huyết. Ngược lại, đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng.
– Vi khuẩn từ vôi răng có thể bị hít vào phổi, gây bệnh đường hô hấp, chủ yếu xảy ra ở người già.
– Vôi răng và bệnh nha chu ở mẹ bầu có liên quan đến tình trạng sinh non và trẻ nhẹ cân.
– Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu (do vôi răng) và bệnh thận mạn tính.
– Vi khuẩn từ cao răng cũng kích thích phản ứng viêm ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.
3. Phòng và điều trị vôi răng
3.1. Cách điều trị vôi răng
Người nhiều vôi răng có thể lựa chọn các phương pháp xử lý cao răng đơn giản sau đây:
– Đến phòng khám răng hàm mặt để được nha sĩ làm sạch vôi răng bằng dụng cụ chuyên dụng.
– Sau khi lấy vôi, nha sĩ sẽ đánh bóng răng để làm mịn bề mặt, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và vôi răng mới.
– Trường hợp vôi răng huyết thanh, cần loại bỏ bằng công nghệ laser.
Với tình trạng vôi răng bám ít, bạn có thể dùng kem đánh răng chuyên biệt, chống vôi răng, sử dụng bàn chải điện hoặc súc miệng bằng nước muối ấm, giấm táo để cải thiện.
3.2. Cách phòng ngừa tác động nguy hiểm khi bị vôi răng
Để giảm thiểu những tác động nguy hiểm do vôi răng, bạn cần lưu ý:
– Đánh răng sáng và tối, mỗi lần 2 phút và súc miệng bằng nước chứa fluoride để loại vệ sinh khoang miệng.
– Loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
– Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường, tinh bột, tăng cường rau xanh, trái cây giòn (táo, cà rốt) để làm sạch răng tự nhiên.
– Không hút thuốc lá.
Khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để vệ sinh mảng bám và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
Tóm lại, “bị vôi răng nhiều có nguy hiểm không,” câu trả lời là có. Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng và toàn thân. Tuy nhiên, với sự chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này. Nếu bạn đang gặp vấn đề với vôi răng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia nha khoa tại TCI nhé.