Bị quai bị có tắm được không? nếu không phát hiện

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc người bệnh bị quai bị nhiều người băn khoăn không biết bị quai bị có tắm được không? Dưới đây là những thông tin cụ thể bạn đọc nên tham khảo.

1. Cẩn trọng với bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm.

Bệnh quai bị cần điều trị kịp thời đúng cách tránh gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh quai bị cần điều trị kịp thời đúng cách tránh gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm hơn là sưng tinh hoàn, xảy ra ở nam giới trưởng thành với nguy cơ mắc phải là 20-30%.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tổn thương thần kinh, viêm não hay viêm màng não, điếc, giảm thị lực. Thậm chí một vài trường hợp dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẩy thai hoặc sinh con dị tật, bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu… cùng hàng loạt các biến chứng khác.

2. Bệnh quai bị có được tắm không?

Người bệnh quai bị nên tắm để cơ thể sạch sẽ nhưng không nên ngâm mình và không nên tắm lâu

Người bệnh quai bị nên tắm bằng nước ấm để cơ thể sạch sẽ nhưng không nên ngâm mình và không nên tắm lâu

Khi mắc quai bị bạn vẫn có thể tắm như bình thường. Tắm sẽ giúp gột bỏ bụi bẩn, làm sạch cơ thể ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên cần tắm nhanh, tắm bằng nước nóng, tránh ngâm mình trong bồn quá lâu hay tắm bằng nước lạnh.

3. Người bệnh cần lưu ý gì?

Người bệnh khi mắc bệnh quai bị không nên vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp sưng tinh hoàn thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Công tác vệ sinh răng miệng cũng cần được chú ý, người bệnh có thể súc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối.

Vệ sinh răng miệng đúng cách phòng ngừa bệnh quai bị

Vệ sinh răng miệng đúng cách điều trị bệnh quai bị

Người mắc bệnh quai bị lưu ý không nên ăn đồ chua và chất kích thích sẽ khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to hơn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc sức khỏe, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn đồ nếp hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa, dẫn đến chậm hồi phục sức khỏe.

Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc uống, bôi, đắp lên vùng bị sưng theo lời truyền miệng dân gian để tránh bị nhiễm độc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital