Bị hôi miệng phải làm sao: Các cách điều trị cực hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng và thiếu tự tin khi bị hôi miệng. Vậy bị hôi miệng phải làm sao? Cùng tìm hiểu các cách trị hôi miệng cực hiệu quả trong bài viết này nhé.

1. Những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng

Việc nắm được nguyên nhân gây hôi miệng rất quan trọng, nó giúp chúng ta có được những cách chữa trị hiệu quả hơn. Ở mỗi người, , nguyên nhân gây hôi miệng lại khác nhau, bắt nguồn từ một hoặc rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến bao gồm:

1.1. Vi khuẩn

– Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, để lại mảng bám hoặc thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập.

– Các loại vi khuẩn sau khi tấn công sẽ trú ngụ trong khoang miệng, tại những vị trí như: kẽ răng, bề mặt lưỡi, các túi nha chu…

1.2. Một số loại thực phẩm gây hôi miệng tạm thời

– Bia, rượu và các loại thuốc lá, thuốc lào…

– Hành và tỏi.

– Sữa, phomai hoặc các sản phẩm được làm từ sữa.

– Các loại thực phẩm có tính chất dai, dính như bánh mì, kẹo dẻo, đồ nếp…

Hành, tỏi... là những loại thực phẩm nổi tiếng gây hôi miệng.

Hành, tỏi… là những loại thực phẩm nổi tiếng gây hôi miệng.

1.3. Một số bệnh lý răng miệng

– Các bệnh về nha chu và nướu thường có nguyên nhân từ mảng bám trên răng gây ra, cụ thể là viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử, viêm thân răng, áp xe… đều là nguyên nhân gây hôi miệng.

– Những người lớn tuổi thường gặp hiện tượng giảm tiết nước bọt cũng gây khô miệng, hôi miệng.

– Vệ  sinh kém khiến khoang miệng dễ bị nấm candida tấn công, tạo nên lớp cặn lưỡi.

– Những người có bệnh về xương như viêm tủy, hoại tử, viêm ổ răng… cũng sẽ khiến hơi thở của chúng ta có mùi.

1.4. Những nguyên nhân khác

– Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, mũi họng, xoang, amidan… đều có nguy cơ tạo thành khí có mùi. Tất nhiên, khí có mùi còn có mặt trong cả khoang miệng và mũi, khiến hơi thở có mùi.

– Bệnh về dạ dày và ruột: Những bệnh nhân thường xuyên bị trào ngược dạ dày đều có triệu chứng rõ rệt nhất là hôi miệng.

– Những người theo đuổi chế độ ăn uống keto cũng có khả năng hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể.

2. Hôi miệng thì phải làm sao – Xem ngay cách phòng tránh

Những cách sau đều là những cách vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được ngay tại nhà, đặc biệt là những trường hợp hôi miệng không phải do các bệnh lý gây nên.

2.1. Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày, nhất là ngay sau các bữa ăn 30 phút. Lưu ý, đánh răng thật kỹ để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Mỗi lần đánh răng không quá 3 phút để tránh ảnh hưởng tới lớp men răng. Để tăng thêm hiệu quả, mọi người nên dùng kết hợp thêm chỉ nha khoa, cạo lưỡi, nước súc miệng… để đảm bảo toàn bộ khoang miệng được làm sạch.

Bên cạnh đó, việc thay bàn chải thường xuyên sau mỗi 2 đến 3 tháng là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ vừa đảm bảo vệ sinh vừa tránh hôi miệng do các vi khuẩn tích tụ ở lông bàn chải gây ra.

Giữ vệ sinh răng miệng là cách đơn giản nhất giúp ngăn ngừa hôi miệng.

Giữ vệ sinh răng miệng là cách đơn giản nhất giúp ngăn ngừa hôi miệng.

2.2. Uống nhiều nước và súc miệng ngay sau bữa ăn

Đây là phương pháp rất hiệu quả đối với những ai bị hôi miệng do thức ăn gây ra. Uống nhiều nước hoặc súc miệng ngay sau bữa ăn sẽ giúp bạn loại bỏ việc hôi miệng một cách thần tốc. Nước sẽ cuốn trôi phần thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng, khoang miệng. Từ đó tình trạng hơi thở sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước súc miệng chuyên dụng trong ngày. Bởi một trong các thành phần chính của nước súc miệng là cồn. Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn sẽ làm bạn bị khô miệng, giảm tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt là chất khử trùng tự nhiên và hiệu quả của khoang miệng. Nếu thiếu nước bọt, đồng nghĩa các vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi và phát triển, dẫn đến chứng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Hạn chế những món nặng mùi

Hành, tỏi, mắm tôm hay các món ăn giàu chất béo, đường bột… thường được nhiều người yêu thích nhưng sẽ để lại mùi hôi rất khó chịu trong miệng. Do đó, để hạn chế hơi thở có những mùi hồi từ các loại thực phẩm này, bạn cần hạn chế những món này, hoặc chỉ nên ăn khi không phải ra ngoài gặp gỡ bạn bè. Và nếu có ăn thì cần phải súc miệng và vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi khi ăn.

3. Mách bạn cách đẩy lùi hôi miệng dứt điểm nếu không biết bị hôi miệng phải làm sao

Nếu cảm thấy miệng mình có mùi hôi, bạn đừng quá lo lắng, hãy áp dụng thử các cách sau xem sao nhé!

3.1. Sử dụng muối và rau mùi tàu (ngò gai)

Đun sôi một lượng nước, cho muối và rau mùi tàu vào đun thêm khoảng 10 phút, sau đó để nguội. Đây được coi là một loại nước súc miệng vô cùng dễ làm và hiệu quả trong việc trị hôi miệng. Bạn hãy sử dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt sau 1 tuần.

3.2. Nếu không biết bị hôi miệng phải làm sao, hãy dùng củ gừng

Trong y học, gừng nổi tiếng là một dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng hơi thở mà còn ngừa sâu răng cực tốt. Có rất nhiều cách để sử dụng gừng như thái gừng tươi thành các lát mỏng, uống trà gừng hoặc kết hợp với chanh… Đây đều là những cách diệt khuẩn hiệu quả, giúp làm sạch miệng và cải thiện mùi hương hơi thở.

Gừng nổi tiếng là một dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn hiệu quả.

Gừng nổi tiếng là một dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn hiệu quả.

3.3. Sữa chua

Không những là một loại thực phẩm thơm ngon, tốt cho làn da và dáng vóc, sữa chua còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hôi miệng. Tác dụng của sữa chua là ức chế hydrogen sulfide sản sinh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Từ đó, sữa chua giúp bảo vệ răng miệng và cả hệ tiêu hoá.

3.4. Bị hôi miệng phải làm sao – Hãy dùng chanh để làm sạch

Nhắc đến chanh, không thể không nhắc đến khả năng diệt khuẩn tuyệt vời của chanh. Chỉ cần súc miệng hoặc đánh răng với một lượng nhỏ nước cốt chanh, hòa chung với nước và muối tinh cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi khó chịu ở miệng. Không những thế, vitamin C và các chất chống oxy hoá từ quả chanh còn giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng như chảy máu chân răng, viêm chân răng, viêm nướu…

Bị hôi miệng phải làm sao – Hãy dùng chanh để làm sạch.

Bị hôi miệng phải làm sao – Hãy dùng chanh để làm sạch.

3.5. Mật ong

Giống như chanh và muối, mật ong cũng là một trong những thực phẩm có khả năng kháng khuẩn hữu hiệu. Có thể súc miệng với mật ong hòa với nước hoặc kết hợp với chanh, bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.

Trên đây là những các phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hôi miệng một cách đơn giản và hiệu quả. Nếu lo lắng, chưa biết bị hôi miệng phải làm sao thì hãy áp dụng những cách đơn giản này tại nhà ngay thôi. Trong trường hợp các bạn bị hôi miệng do bệnh lý thì cần phải tới gặp nha sĩ để được điều trị dứt điểm các bệnh lý đó.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital