Bệnh viêm tai ngoài và cách nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý về tai ít gặp phải. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Đây là một loại vi khuẩn sống trong môi trường đất, nước, chúng thường có kích thước siêu nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được.

Triệu chứng bệnh viêm tai ngoài

Để nhận biết bệnh viêm tai ngoài, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu sau:

benh-viem-tai-ngoai-va-cach-nhan-biet-1

Viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý về tai ít gặp phải. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

+ Đau nhức trong khoang tai: Cơn đau tăng lên khi ấn hoặc kéo vành tai lên cao. Điều này chứng tỏ khu vực ngoài của tai có những tổn thương, càng để lâu thì biểu hiện đau càng tăng lên thậm chí làm lan ra nửa bên đầu.

+ Quan sát thấy những tổn thương khi viêm tai ngoài: Cụ thể: phần da của ống tai dày, đỏ và rỉ nước.  Chất rỉ ban đầu trong sau đó đục dần có lẫn mủ. Khi có triệu chứng này chứng tỏ những tổn thương của vùng da đã bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

+ Mệt mỏi có lúc sốt: Bệnh viêm tai ngoài để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cụ thể làm người bệnh sụt cân, ăn uống kém.

+ Chất nhầy mủ càng tồn tại lâu trong tai sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác ù tai và dần mất cảm giác về âm thanh.

Yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh:

benh-viem-tai-ngoai-va-cach-nhan-biet-2

Lạm dụng bông ngoáy tai quá mức có thê dẫn đến viêm tai ngoài

  • Đưa tăm bông, ngón tay hay các vật dụng khác vào trong tai
  • Lấy ráy tai
  • Bơi thường xuyên – Nước có thể làm mềm ống tai, điều này cho phép các vi trùng có thể gây gây nhiễm khuẩn da một cách dễ dàng hơn.
  • Đeo máy trợ thính, tai nghe hay nút tai có thể làm tổn thương vùng da bên trong tai

Điều trị viêm tai ngoài

Thông thường, bệnh viêm tai ngoài được điều trị bằng thuốc nhỏ tai, trong trường hợp nếu bị nhiễm trùng sẽ phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa viêm tai ngoài

Để phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài bạn cần:

benh-viem-tai-ngoai-va-cach-nhan-biet-3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nếu nghi ngờ viêm tai ngoài

  • Trong khi điều trị giữ tai thật khô ráo trong 7-10 ngày, không để nước lọt vào tai nhất là khi tắm gội, không đi bơi.
  • Không cho các vật vào tai vì có thể gây kích thích tai hoặc làm tổn thương ống tai.
  • Khi ra các hàng cắt tóc, đề nghị nhân viên sử dụng dụng cụ lấy ráy tai riêng cho mỗi người.
  • Khi đi bơi lội, tránh bơi ở những nơi đã bị đóng cửa do ô nhiễm, lau khô tai sau khi bơi./.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital