Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Bệnh viêm đại tràng có chữa được không… là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ở nước ta, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đại tràng không lường được sự nguy hiểm của căn bệnh này nên dễ dẫn đến biến chứng thành giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư đại tràng và dẫn đến tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, viêm đại tràng dễ dẫn đến những biến chứng phức tạp, như: Giãn đại tràng cấp tính, viêm đại tràng mạn tính, thủng đại tràng… và ung thư đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng đi kèm với những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn vùng bụng dưới rốn. Nếu không được chữa trị, theo thời gian cơn đau bụng sẽ ngày càng gia tăng. Cùng với đau bụng, người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng lại không đi được.
Viêm đại tràng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng và phải kiêng khem rất vất vả. Nếu người bệnh không có chế độ ăn uống hợp lý, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị và phục hồi.
Bệnh viêm đại tràng ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như sinh hoạt của người bệnh. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ căn bệnh này. Khi có triệu chứng viêm đại tràng cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời nhất.
2. Bệnh viêm đại tràng có chữa được không?
Bệnh viêm đại tràng hoàn có thể kiểm soát và chữa trị dứt điểm được nếu người bệnh tiến hành điều trị sớm, kiên trì và có chế độ ăn uống, nghỉ hơi hợp lý.
Để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh cần uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc và ngưng việc dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Tránh uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga… Tránh ăn các đồ ăn cay, nóng, chua, đồ ăn chưa nấu chín. Giảm chất béo trong khẩu phần ăn. Tăng hàm lượng chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…
Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, tránh thức quá khuya, làm việc căng thẳng. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng. lo âu, stress…