Bệnh trĩ ngoại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và gây đau đớn cực kỳ dữ dội. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh trĩ ngoại và cách chữa bệnh trĩ ngoại đem lại hiệu quả cao.
Bệnh trĩ ngoại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và gây đau đớn dữ dội. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh trĩ ngoại và cách chữa bệnh trĩ ngoại đem lại hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về trĩ và bệnh trĩ ngoại
1.1. Bệnh trĩ: Định nghĩa và phân loại
Bệnh trĩ là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa. Sự giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới là cơ chế bệnh sinh chính gây ra bệnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi quá trình hồi lưu tĩnh mạch không bình thường khiến máu không trở về tim mà ứ trệ tại hậu môn, dẫn đến sự giãn nở này. Khi tình trạng này tiếp tục, các búi trĩ phát triển và sa xuống ống hậu môn (đối với trĩ nội) hoặc phát triển gây tắc nghẹt hậu môn (đối với trĩ ngoại).
Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau về nơi búi trĩ xuất hiện và phân bố. Trĩ nội nằm bên trong hậu môn, trên đường lược còn trĩ ngoại thì ngược lại, nằm dưới đường lược và ngoài hậu môn. Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra là khi có cả búi trĩ nội và ngoại kết hợp với nhau.
1.2. Hiểu sâu hơn về bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là loại trĩ có các búi trĩ bên ngoài dưới lớp da xung quanh hậu môn. Các búi trĩ là kết quả của việc các đám rối tĩnh mạch ở mép hậu môn bị giãn nở và phình ra quá mức. Đầu tiên, búi trĩ ngoại chỉ có kích thước bằng hạt đậu. Tuy nhiên, các búi trĩ sẽ lớn dần lên nếu không được điều trị, gây nhiều khó khăn cho người bệnh.
Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra những cảm giác rất khó chịu như ngứa hậu môn, đau rát và khó khăn khi đi đại tiện. Người bệnh búi trĩ lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi lại.
Thông thường, có bốn giai đoạn của trĩ ngoại. Đặc điểm của từng giai đoạn bệnh lại khác nhau và có tăng dần độ nặng:
Cấp độ 1: Sự hình thành của búi trĩ từ các chấm nhỏ quanh hậu môn
Cấp độ 2: Các búi trĩ mở rộng ra ngoài hậu môn, bắt đầu tăng kích thước
Cấp độ 3: Tình trạng tắc nghẹt búi trĩ do kích thước trĩ tăng mạnh.
Cấp độ 4: Nhiễm trùng búi trĩ hoặc hoại tử, viêm loét nặng hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ ngoại sẽ theo những phác đồ khác nhau cho mỗi cấp độ.
2. Các “thủ phạm” gây ra bệnh trĩ ngoại
– Táo bón do thói quen ăn uống không lành mạnh: Nguyên nhân trực tiếp gây táo bón là thực đơn ăn uống không khoa học và thiếu chất xơ. Khi bạn táo bón, bạn phải rặn nhiều hơn để đẩy phân ra ngoài, điều này làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, bệnh trĩ có liên quan đến tình trạng cơ vòng thắt hậu môn giãn ra. Trĩ ngoại cũng có thể do khó tiêu – hệ quả của việc ăn quá nhiều protein, đồ cay nóng và rượu bia.
– Tính chất công việc: Bệnh trĩ có thể do ít vận động. Nhân viên văn phòng, những người ngồi quá lâu trong một tư thế, có tỷ lệ mắc trĩ cực kỳ cao. Ngoài ra, những người thường xuyên mang vác đồ quá nặng cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Một số thói quen khác bao gồm quan hệ tình dục qua đường hậu môn, ngồi xổm quá lâu và rặn quá mạnh khi đi đại tiện.
– Phụ nữ mang thai và sau sinh: Thai nhi phát triển sẽ gây áp lực đáng kể đối với trực tràng và tĩnh mạch hậu môn, sau đó trĩ hình thành khi tĩnh mạch giãn nở. Nguy cơ bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại tăng nặng sẽ cao hơn đối với những sản phụ sinh thường nếu rặn quá mạnh hoặc không đúng cách khi sinh con.
– Một vài lý do khác: Người có bệnh lý nền là bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa và tiểu khó có nguy cơ cao bị trĩ ngoại vì ổ bụng phải chịu áp lực thường xuyên.
3. Bằng cách nào có thể được phát hiện bệnh trĩ ngoại?
Trĩ ngoại có những triệu chứng dễ nhận biết dù có nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng của bệnh khác nhau và trở nên nặng hơn ở mỗi cấp độ.
Ở giai đoạn 1, búi trĩ có kích thước nhỏ chỉ bằng hạt ngô, hậu môn sưng tấy, ngứa ngáy và ẩm ướt. Lúc này, búi trĩ có thể sờ được, thường màu hồng nhạt. Bệnh nhân đôi khi sẽ bị chảy máu khi đi đại tiện.
Ở giai đoạn 2, búi trĩ lớn dần, phát triển và gây ra sưng và đau ở hậu môn. Ngoài ra, hậu môn luôn ẩm, dễ bị viêm và hoại tử.
Ở giai đoạn 3, búi trĩ lớn, có thể làm tắc lỗ hậu môn, ĩ cọ xát với trang phục gây đau đớn và nhiễm trùng. Ngoài ra, búi trĩ xuất hiện huyết khối, gây đau đớn – tình trạng trĩ tắc mạch.
Ở giai đoạn 4, giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ vừa to vừa sưng. viêm nhiễm nặng nề, chảy dịch có mùi hôi tanh.
4. Điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả: Hiện nay đang áp dụng phương pháp nào?
4.1. Bệnh trĩ ngoại và cách chữa trong trường hợp bệnh nhẹ
Điều trị nội khoa có thể được sử dụng cho bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn bệnh nhẹ, cấp độ 1 và một số trường hợp cấp độ 2. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân không được sử dụng thuốc tùy tiện, các loại thuốc và liều lượng phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến cáo không nên tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng các phương pháp tự phát. Bệnh nhân trĩ ngoại vẫn cần đến các cơ sở y tế có uy tín để được chẩn đoán và điều trị ngay cả khi tình trạng còn nhẹ.
Ngoài ra, điều trị bằng thuốc phải được kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để có hiệu quả tối đa.
4.2. Bệnh trĩ ngoại và cách chữa trong trường hợp bệnh trĩ tăng nặng
Can thiệp ngoại khoa cần thiết đối với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn tiến triển và tăng nặng. Thuốc không thể điều trị trĩ ở cấp độ 3, 4, một số trường hợp trĩ độ 2 không đáp ứng thuốc cũng cần can thiệp ngoại khoa. Bệnh nhân cần được khám để các chuyên gia sẽ xem xét từng trường hợp để quyết định phẫu thuật cắt trĩ hay không.
Hiện nay, có một số phương pháp mổ trĩ hiện đại như Laser Diode không dao kéo phù hợp với trĩ đang tiến triển, phương pháp kinh điển Milligan Morgan-Ferguson, phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn Longo, thắt mạch, khâu treo búi trĩ,… Tất cả các phương pháp này hiện được Thu Cúc TCI ứng dụng hiệu quả vào điều trị cho người bệnh trĩ.
- Điều trị trĩ ngoại nặng cho bệnh nhân tại TCI
Trên đây là thông tin về bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị hiệu quả hiện nay. Bệnh nhân cần chú ý đến các biểu hiện bệnh trĩ để thăm khám và được điều trị sớm, đảm bảo hiệu quả.