Bệnh sỏi thận và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người lao động. Bệnh gây đau đớn và tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên sỏi thận có thể phòng ngừa được bằng lối sống và cách ăn uống hợp lý.

Sỏi thận là gì?

benh-soi-than-va-cach-phong-nguoi-2

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận.

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Người bị sỏi thận thường có một số biểu hiện sau:

  • Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, đôi khi đau xuyên ra hông, lưng, thậm chí buồn nôn và nôn. Trường hợp đau âm ỉ thường gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Người bệnh sỏi thận thường có các triệu chứng như: đau, tuổi

  • Tiểu ra máu: Đây là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, đặc biệt là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đi tiểu ra máu.
  • Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
  • Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm các triệu chứng như đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận bạn cần:

benh-soi-than-va-cach-phong-nguoi-3

Người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời khi mắc sỏi thận

–  Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày): Uống đủ nước sẽ giúp các chất khoáng calci và oxalat được đào thải ra ngoài, tránh tích tụ thành sỏi thận.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa calci. Không nên ăn mặn, ăn nhiều đạm hay nhiều dầu mỡ.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như, trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống…

– Tập thể dục thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được sỏi thận.

Nếu cần tư vấn về bệnh sỏi thận nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital