Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thông tin quan trọng

Tham vấn bác sĩ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là bệnh lý khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong theo thống kê của WHO.

1. Một số điều cần biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính, làm giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở hẹp hơn so với bình thường. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây suy hô hấp.

COPD là bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là bệnh cần được điều trị sớm, phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

COPD được chia thành 2 dạng chính như sau:

Viêm phế quản mạn tính: chỉ tình trạng lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng, đỏ, chứa đầy chất dịch nhầy. Chất nhầy này gây hẹp đường thở, khiến bệnh nhân khó thở.

– Khí phế thũng: gây ra tình trạng khó thở nguyên nhân do các túi phổi tổn thương lâu ngày làm các túi phổi suy yếu dần rồi vỡ ra. Điều này làm giảm diện tích bề mặt phổi cũng như giảm lượng oxy đi vào máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc biệt nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, cần được điều trị sớm

Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, cần được điều trị sớm

2. Các triệu chứng chứng của COPD thường gặp

2.1. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn sớm

Những triệu chứng, dấu hiệu ban đầu để nhận biết mình có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xuất hiện từ giai đoạn cấp tính đến giai đoạn ổn định, cụ thể như sau:

– Khó thở là triệu chứng phổ biến với hầu hết người bệnh. Ban đầu người bệnh khó thở thành cơn, khó thở khi gắng sức làm việc nặng. Sau đó cơn khó thở xuất hiện ngày càng nhiều, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Ở giai đoạn cuối người bệnh có thể xuất hiện các cơn suy hô hấp bất chợt.

– Ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm kéo dài không dứt.

– Sốt nhẹ, cảm thấy ớn lạnh.

– Tức ngực, có cảm giác vật nặng đè lên ngực.

– Mệt mỏi, yếu sức, thiếu năng lượng.

Những biểu hiện ban đầu khiến người bệnh lầm tưởng đây là cảm giác mệt mỏi hoặc cảm cúm thông thường.

Chính tâm lý chủ quan này khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng, triệu chứng ngày càng nặng hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, cơn khó thở xuất hiện liên tục kèm với cảm giác đau tức ngực, mệt mỏi thậm chí ngất đi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn cuối như suy hô hấp, suy tim, …

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra triệu chứng khó thở, hụt hơi

Khó thở, hụt hơi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp trong đó có COPD

2.2. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn sau

Giai đoạn COPD trở nặng xảy ra một cách đột ngột, chức năng phổi lúc này suy giảm nặng nề. Vào thời điểm này, người bệnh không thể làm việc, ngất thường xuyên và liên tục phải nhập viện. Dấu hiệu của bệnh COPD giai đoạn nặng cụ thể gồm:

– Tình trạng khó thở nặng dần, thở khò khè, thở rít.

– Tức ngực, cảm giác đau nặng ngực.

– Thường xuyên đau đầu, nặng đầu vào sáng sớm.

– Nói khó, thều thào, hụt hơi nhiều lần.

– Môi tím tái, da xanh xao.

– Người bệnh thường trong trạng thái mơ hồ, ủ rũ, thiếu sức sống.

– Nhịp tim nhanh, chậm, không đều bất thường.

– Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, yếu sức.

– Cân nặng giảm.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Chậm trễ trong điều trị khiến người tiến triển nghiêm trọng, làm sức khỏe suy giảm và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.3. Cách đánh giá mức độ khó thở

Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ như sau:

– Mức độ 0: Không cảm thấy khó thở khi leo cầu thang.

– Mức độ 1: Có cảm giác Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.

– Mức độ 2: Khó thể khi leo lên dốc

– Mức độ 3: Khó thở khi đi lại, di chuyển với tốc độ bình thường.

– Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ, lấy sức.

– Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống, tắm giặt, …

3. Các phương pháp chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn đã biết?

Thông qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện và chẩn đoán tình trạng bệnh.

3.1. Đo chức năng hô hấp

Bệnh nhân nghi ngờ mắc COPD được chỉ định kiểm tra chức năng hô hấp, mục đích xác định lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và phổi. Đo chức năng hô hấp hỗ trợ định lượng mức độ nặng và khả năng hồi phục của người bệnh. Bên cạnh đó, giúp phân biệt COPD với các rối loạn khác.

Đo chức năng hô hấp là thăm dò khá đơn giản, không xâm lấn nên không gây đau đớn, khó chịu hay tai biến cho người bệnh.

Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đo chức năng hô hấp

Đo chức năng hô hấp là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh

3.2. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

– X-quang phổi: đánh giá thay đổi của hình ảnh khí phế thũng.

– CT phổi: thể hiện các bất thường không rõ ràng trên X-quang phổi.

Một số xét nghiệm bổ trợ gồm:

– Điện tim: đánh giá hình ảnh dày thất phải (phù hợp với người bệnh ở giai đoạn muộn).

– Siêu âm tim: đây là xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi. Siêu âm tim thường chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có bệnh tâm thất trái hoặc mắc các bệnh lý van tim.

– Xét nghiệm: gồm công thức máu, CRP, …

4. Điều trị bệnh COPD

COPD là bệnh phổi mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bệnh có thể được kiểm soát các triệu chứng để không nặng hơn và ngăn chặn các đợt cấp nguy hiểm phải nhập viện. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể sinh hoạt bình thường hoặc ở mức tương đối nếu phát hiện sớm, điều trị phù hợp.

Một số hương pháp điều trị COPD đang được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

– Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản ở dạng phun, hít, xịt hoặc khí dung: các loại thuốc này khiến người bệnh dễ thở hơn.

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, lưu ý dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Sử dụng máy thở oxy nếu tình trạng bệnh ở cấp độ suy hô hấp mạn tính.

– Phục hồi chức năng hô hấp bằng các bài tập hỗ trợ như mím môi, thở cơ hoành.

– Phẫu thuật: nếu COPD ở tình trạng nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Có thể thấy rằng, COPD là bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh. Do đó, bạn cần thăm khám khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo để được điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital