Nấm miệng là căn bệnh không hiếm gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nên nhiều bất tiện trong quá trình ăn uống, giao tiếp và cả những sinh hoạt hàng ngày. Để điều trị nấm miệng, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định và chế độ chăm sóc, ăn uống khoa học. Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề bệnh nhân nấm miệng nên ăn gì và không nên ăn gì.
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng của tình trạng nấm miệng
Người mắc tình trạng nấm miệng thường mắc một số triệu chứng điển hình như:
– Xuất hiện những mảng có màu trắng hay vàng nhạt như phô mai ở trên lưỡi, má, lợi, môi, …
– Hiện tượng chảy máu bị chà xát hay cào xước nhẹ.
– Cảm thấy nóng rát, đau nhức trong khoang miệng.
– Cảm thấy như đang ngậm bông ở trong miệng.
– Da bị khô, nứt nẻ vùng khóe miệng.
– Cảm giác khó nuốt.
– Vị giác bị mất.
Trong một số trường hợp, nấm miệng có thể gây ra những ảnh hưởng tới thực quản. Tuy nhiên, trường hợp này này không phổ biến. Nếu thực quản bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu như:
– Khó nuốt, thấy đau khi nuốt.
– Cảm giác thức ăn bị kẹt ở trong cổ họng và vùng giữa ngực.
– Sốt nếu nhiễm trùng đã lan ra cả ngoài thực quản.
Đối với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, trẻ bị nấm miệng có thể truyền sang vú mẹ và gây tình trạng:
– Núm vú bị đỏ, nứt, ngứa ngáy, nhạy cảm hơn.
– Da bị căng bóng hoặc bị bong tróc ở vị trí trên quầng vú.
– Mỗi lần cho con bú đều cảm giác đau núm vú.
Những triệu chứng này gây nhiều cản trở, khó khăn với người bệnh. Đặc biệt là trong quá trình ăn uống, khi người bệnh phải dùng khoang miệng để nhai và nuốt.
2. Chế độ ăn uống và những ảnh hưởng tới điều trị nấm miệng
Nấm miệng là căn bệnh gây nên bởi sự gia tăng quá mức nấm Candida albicans ở trong khoang miệng. Nguyên nhân của sự gia tăng này bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Ví dụ như sử dụng corticoid quá thường xuyên, hệ miễn dịch suy giảm hay hóa trị liệu bệnh ung thư.
Như đã nói, đối với những bệnh nhân nấm miệng, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn bình thường. Do đó, người bệnh cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp. Chế độ ăn uống khi bị nấm miệng cần đảm bảo vừa đủ dinh dưỡng lại không gây đau đớn, khó chịu trong quá trình ăn.
Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy một số thực phẩm có nguy cơ dân tới đẩy mạnh quá trình phát triển của các vi khuẩn nấm. vậy khi mắc bệnh nấm miệng, bệnh nhân nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.
3. Bệnh nhân nấm miệng nên ăn gì?
Có thể thấy, chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều tới điều trị nấm miệng. Vậy người bệnh nấm miệng nên ăn gì để điều trị hiệu quả hơn?
3.1 Sữa chua
Khi ăn sữa chua, cơ thể sẽ được cung cấp rất nhiều những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Khi người bệnh sử dụng thường xuyên, hệ vi sinh vật trong khoang miệng sẽ được cân bằng hơn. Những vi sinh vật có lợi sẽ giúp kìm hãm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nấm. Từ đó, việc điều trị bệnh lý được hỗ trợ tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Ngoài ra, khi mắc bệnh nấm lưỡi, bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau niêm mạc và khó nuốt. Sữa chua với độ mềm mịn sẽ là món ăn dễ sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ nên sử dụng sữa chua không đường để tránh dung nạp đường quá mức cho cơ thể.
3.2 Các loại thực phẩm có thành phần nhiều vitamin C
Vitamin C là chất có khả năng giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch. Do đó, khi người bệnh tăng cường sử dụng các món ăn có hàm lượng vitamin C cao sẽ giúp củng cố hơn hàng rào bảo vệ, chống lại sự xâm nhập, tăng trưởng của nấm Candida.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C người bệnh có thể sử dụng như trái cây họ cam, quýt, …, rau xanh, dưa chuột … Đối với trái cây, người bệnh có thể lựa chọn ăn trực tiếp và chế biến đối với các loại rau.
3.3 Các loại hạt
Trong một số loại hạt như hạt bí đỏ, hạt óc chó, hạt cải, … có thành phần hỗ trợ rất tốt cho điều trị bệnh nấm miệng. Điển hình là hạt óc chó có thành phần gấp đôi chất chống oxy hóa so với đa số các loại hạt khác. Ngoài ra, hạt óc chó còn cung cấp nhiều protein chất lượng có khả năng thay thế vitamin, khoáng chất, chất xơ, …
3.4 Hành tây và tỏi
Hành tây và tỏi không chỉ là 2 nguyên liệu giúp món ăn trở nên thơm ngon. Chúng còn hỗ trợ điều trị nấm miệng. Hành tây có đặc tính giúp kháng nấm mạnh. Do đó, việc sử dụng hành tây sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chống lại vi khuẩn nấm Candida.
Ngoài ra, hàm lượng lưu huỳnh, hoạt chất allicin có trong tỏi cũng được biết tới là chất chống nấm tự nhiên. Vì vậy, nếu bệnh nhân nấm miệng bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp tăng sứ đề kháng, hỗ trợ điều trị nấm miệng hiệu quả.
3.5 Các loại rau cải
Các loại rau họ cải cũng là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nấm miệng nên bổ sung. Ví dụ như bắp cải, cải thảo, bông cải xanh, … Đây là những loại thực phẩm chứa lưu huỳnh, nitơ cùng hợp chất isothiocyanates có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
4. Bệnh nhân nấm miệng không nên ăn gì?
4.1 Hải sản
Các loại hải sản như cua, tôm, sò, mực, … thuộc nhóm thực phẩm làm gia tăng nguy cơ bị dị ứng, tăng nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân bị nấm miệng. Do đó, nếu người bệnh sử dụng những loại thực phẩm này sẽ gây nên các biểu hiện bị ngứa, rát, nóng nghiêm trọng.
4.2 Các món ăn cay, nóng
Nhóm thức ăn cay, nóng sẽ khiến khoang miệng của người bị nấm lưỡi trở nên sưng tấy, đau xót và lở loét. Đây cũng là những thực phẩm tác động làm giảm chức năng bài thiết của thận, gan. Điều này khiến tình trạng bệnh lý diễn biến nặng hơn.
4.3 Những thục phẩm chứa nhiều chất béo
Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, … là những thực phẩm giàu chất béo xấu. Khi người bệnh nấm miệng ăn vào sẽ làm tăng lượng chất béo không tốt trong cơ thể, thúc đẩy nấm Candida phát triển. Điều này sẽ khiến việc điều trị bệnh thêm khó khăn.
Có thể thấy, việc bệnh nhân nấm miệng nên ăn gì và không nên ăn gì rất quan trọng với việc điều trị bệnh. Thực hiện một chế độ ăn phù hợp kết hợp thăm khám, điều trị với bác sĩ tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín sẽ hiệu quả, an toàn hơn.