Bệnh lồng ruột ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hà Quang Luật

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Bệnh lồng ruột ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh ít khi gặp tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc phải. Khi trẻ bị lồng ruột thường có một số triệu chứng cụ thể như:

  • Đau bụng: Các cơn đau bụng sẽ càng ngày càng nặng hơn, đau dữ dội khiến bé la hét và khóc to hơn, đau bụng tới mức co chân hoặc uốn cong mình.
Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh ít khi gặp tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc phải.

Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh ít khi gặp tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc phải.

  • Trẻ có thể bị nôn, đi ngoài ra phân nhầy, có máu.
  • Trẻ vã mồ hôi và mệt lả, có dấu hiệu mất nước với biểu hiện như mắt trũng sâu, miệng khô và dính, tã bỉm không có dấu hiệu ướt.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì dạ dày của trẻ có thể trở nên cứng và sưng phồng lên và có thể sờ thấy khối có hình dài ở phần bụng giữa phía trên hay bên phải.

Bệnh lồng ruột ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao. Vì thế khi thấy trẻ có biểu hiện cụ thể nêu trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám và được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lồng ruột

Cha mẹ cần đưa bé đi khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lồng ruột

Cách xử trí bệnh lồng ruột ở trẻ em

Bệnh lồng ruột ở trẻ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này chỉ được phát hiện qua thăm khám và làm siêu âm. Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh cụ thể của mỗi bé, bác sĩ sẽ được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Nếu bị lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi. Đây là phương pháp đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
  • Trong trường hợp nặng đã có biến chứng thì cần phải phẫu thuật. Các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh của từng bé mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp

Tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh của từng bé mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp

Sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nên bé cần phải nằm theo dõi tại bệnh viện, cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng bệnh của bé tới khi trẻ ăn uống và đại tiện bình thường.

Lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn biến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, triệt để bệnh, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm về bệnh lồng ruột ở trẻ em, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital