Bệnh Herpes môi (mụn rộp ở môi) có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Herpes môi hay mụn rộp ở môi là một bệnh lây nhiễm do virus herpes thuộc loại HSV-1 (Herpes simplex-1) gây ra. Bệnh gây các vết loét, mụn rộp ở trên môi và cũng có thể gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục. Khi các vết loét này vỡ ra, sẽ có khả năng lây lan cao, vì vậy người bệnh cần cẩn thận.

1. Herpes môi (mụn rộp ở môi) là gì?

Herpes môi là do virus Herpes simplex (HSV) gây nên. Có 2 loại: HSV-1 và HSV-2. Trong đó HSV-1 thường gây bệnh Herpes môi, còn HSV-2 thường gây Herpes sinh dục. Tuy nhiên, HSV-1 gây mụn rộp ở môi vẫn có thể gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục và HSV-2 vẫn có khả năng gây Herpes môi mặc dù rất hiếm. Các vết mụn rộp sau khi vỡ ra sẽ có khả năng lây lan cao.

Virus herpes (HSV-1) gây mụn rộp ở môi

Virus herpes (HSV-1) gây ra bệnh herpes môi

2. Biểu hiện của bệnh Herpes môi

Người bệnh khi nhiễm virus Herpes thường không có biểu hiện cụ thể nào. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể có các biểu hiện như: sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm thấy ngứa ở vùng môi. Sau thời gian ủ bệnh người bệnh xuất hiện mụn rộp quanh miệng, môi.

Ở trẻ nhỏ thường chảy nhiều nước dãi. Thường có đau họng, nói khó khăn. Sau khi vỡ, nốt mụn sẽ chảy dịch nước làm lây lan sang vùng da xung quanh. Có thể thấy hơi thở có mùi, sưng và nổi hạch ở cổ, sốt nhẹ. Dễ tái phát nhiều lần.

Herpes môi tạo ra các vết loét ở môi, miệng giống mụn nước và thường mọc thành chùm

Herpes môi tạo ra các vết loét ở môi, miệng giống mụn nước và thường mọc thành chùm

3. Herpes môi lây truyền qua đường nào?

Herpes môi lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người như: ăn uống chung, dùng chung mỹ phẩm, ôm hôn, tiếp xúc trực tiếp tại các vết loét trên môi với người bị nhiễm vius Herpes HSV-1. Điều kiện thuận lợi để cho virut HSV-1 xâm nhập bao gồm: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương…), sốt, cảm cúm, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai.

4. Điều trị Herpes môi như thế nào?

Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn virus Herpes (HSV-1 và HSV-2), tuy nhiên để giảm thiểu khả năng tái phát và “tung hoành” của loại virus này trong cơ thể, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

Khi bị herpes môi hay mụn rộp môi, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu dể biết đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất

Khi bị herpes môi hay mụn rộp môi, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu dể biết đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý để  giảm đau họng, hôi miệng.

– Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác.

– Không nên hôn người khác khi có các mụn loét trên môi vì dễ lây bệnh.

– Không dùng chung đồ vật sinh hoạt cá nhân.

– Không nên cố gắng dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

– Khi thấy các nốt mụn rộp lây lan nhanh chóng, cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn.

– Riêng trẻ em, phụ nữ có thai, những người suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng nguy hiểm, khi mắc bệnh Herpes môi, cần khám bác sĩ ngay chứ không nên tự ý điều trị bằng thuốc bôi hay đắp các loại thuốc lá, như vậy rất nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital