Bệnh hen phế quản có lây không?Các biện pháp phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Bệnh hen phế là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp, trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Để tìm hiểu về bệnh hen phế quản có lây không? Bạn đọc vui lòng tham khảo những thông tin dưới bài viết sau.
Bệnh hen phế là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp

Bệnh hen phế là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

Yếu tố môi trường: Đây là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra bệnh hen phế quản. Các yếu tố môi trường như: thời tiết, khí hậu thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, dị ứng với các loại lông ở thú nuôi, phấn hoa, … dễ dẫn đến tình trạng hen phế quản.

Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, đậu phộng, lạc, … Việc dị ứng với các loại thực phẩm này khiến người bệnh khó thở, gây co thắt động mạch phế quản dẫn đến gây hen phế quản.

Yếu tố di truyền: Ngoài ra với những trẻ có bố, mẹ bị hen phế quản có thể sẽ truyền sang cho con do một số tế bào gây dị ứng và cũng tiềm ẩn những nguy cơ khởi phát cơn hen phế quản.

Biểu hiện của bệnh hen phế quản

<em>Hen phế quản có các biểu hiện như ho, tức ngực , khó thở, khò khè gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của người bệnh.</em>

Hen phế quản có các biểu hiện như ho, tức ngực , khó thở, khò khè gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của người bệnh.

Ho

Ho là biểu hiện thường gặp nhất ở hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ em. Ho khi bị hen phế quản thường là ho khan, kết thúc ho có khạc đờm trắng, dính.

Tức ngực

Khi bị hen phế quản người bệnh ho nhiều, đôi lúc phải dùng hết sức để đẩy không khí ra ngoài khiến lồng ngực bị biến dang, bị tổn thương gây triệu trứng tức ngực hay nặng ngực.

Khó thở

Khi lên cơn hen phế quản ở phổi sẽ diễn ra hai hiện tượng trái ngược nhau là các phế quản nhỏ thì co thắt trong khi các phế nang giãn ra khiến người bệnh hít vào đã khó và thở ra lại khó hơn.

Khò khè

Bệnh hen phế quản khiến phế quản của trẻ bị tổn thương, lồng ngực biến dạng, khó thở gây khò khè.

Hen phế quản có lây không?

<em>Hen phế quản không lây và cũng không có loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên khi bị hen phế quản, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát cơn hen.</em>

Hen phế quản không lây và cũng không có loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên khi bị hen phế quản, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát cơn hen.

Hen phế quản là một bệnh mạn tính và không do virus, vi khuẩn gây ra, do đó bệnh hoàn toàn không lây. Tuy nhiên bệnh lại mang yếu tố gia đình, nên nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ mắc hen phế quản thì con có nguy cơ bị hen phế quản cao hơn.

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được tận gốc bệnh hen phế quản. Khi bị mắc hen phế quản các loại thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của hen phế quản giúp người bệnh dễ thở hơn và giúp kiểm soát để tránh các cơn hen. Có đến 85% trường hợp có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các BIỆN PHÁP phòng tránh bệnh hen phế quản

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, khói bụi gây ô nhiễm, không có lông thú nuôi, hạn chế sử dụng các đồ chơi làm từ lông, sợi, …

– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạn chế các đồ ăn gây dị ứng

– Giữ ấm cơ thể

– Tiêm vắcxin chống cúm theo định kỳ

Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh hen phế quản có lây không? Nếu phát hiện có các triệu chứng của hen phế quản, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital