Bệnh ép tim là tình trạng tràn một lượng dịch lớn vào màng ngoài tim gây ra suy giảm chức năng tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây bệnh ép tim
Các nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim đều có thể gây ép tim, một số nguyên nhân thường gặp là:
Do chấn thương: súng bắn, dao đâm,… gây tràn máu màng ngoài tim cấp tính sau đó là ép tim thứ phát.
Hiện tượng tràn máu màng ngoài tim không do chấn thương: phình bóc tách hoặc vỡ phình gốc động mạch chủ, nhồi máu cơ tim cấp hoặc biến chứng của điều trị thuốc chống đông.
Tràn mủ màng ngoài tim do vi khuẩn.
Ung thư: hay gặp di căn của ung thư phế quản, phổi hoặc có thể từ các cơ quan khác di căn đến.
Viêm màng ngoài tim do vius, lao màng ngoài tim,…
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ép tim
Triệu chứng cơ năng
Người bệnh ép tim có triệu chứng đau bụng, nôn buồn tăng áp lực tĩnh mạch gây ra.
Khó thở do giảm cung lượng tim, giảm thể tích phổi do tim to và tràn dịch màng phổi: phải ngồi, cơn khó thở về đêm.
Xuất hiện đau ngực, sốt kèm theo rét run.
Triệu chứng thực thể
Các bác sĩ khám thực thể sẽ thấy mạch đảo ngược. Đây là triệu chứng rất quan trọng của ép tim. Nhưng triệu chứng này khó xác định khi loạn nhịp tim, hay hạ huyết áp ở mức độ nặng.
Phát hiện thấy nhịp tim và nhịp thở tăng
Áp lực tĩnh mạch trung ương tăng cao khi ép tim, tĩnh mạch cảnh căng phồng và đập nảy ở tư thế ngồi, phản ảnh áp lực tĩnh trung ương.
Các triệu chứng khác kèm theo như gan to, phù,…
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ép tim
Điện tim đồ:
Khi thực hiện điện tim đồ thấy nhịp xoang nhanh, điện thế thấp, nếu ép tim phối hợp viêm màng ngoài tim cấp tính
Chụp Xquang:
Thường không có triệu chứng Xquang nào quyết định có ép tim, chỉ cho các hình ảnh của tràn dịch màng ngoài tim như bóng tim to ra, dạng lọ nước (water bottle) hoặc hình cầu (globular) – ECG: điện thế thấp, so le điện thế.
Siêu âm tim:
Siêu âm tim giúp chẩn đoán sự có mặt của dịch và ước lượng khối lượng dịch màng ngoài tim
Tóm lại: Chẩn đoán ép tim thấy nhịp tim nhanh, huyết áo hiệu số giảm < 20mmHg, huyết áp tâm thu thì thở vào thấp hơn ≥ 10mmHg so với thì thở ra.
Khám thấy mạch đảo ngược, gan to và phù, ap lực tĩnh mạch trung ương tăng > 12mmHg.
Điện tim : điện thế thấp ST chênh lên.
XQ: bóng tim to toàn bộ , có dạng lọ nước hay quả cầu.
Siêu âm: có nhiều dịch, ép nhĩ phải hoặc thất phải, chuyển động đảo ngược vách liên thất.
Đặc biệt: áp lực khoang màng ngoài tim khi chọc dịch ≥ 10 cm H20.
Điều trị bệnh ép tim
Nguyên tắc điều trị: bệnh ép tim là tình trạng cấp cứu, vì vậy cần tiến hành khẩn trương. Thực hiện điều trị tích cực nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị nội khoa
Sử dụng một số phương pháp như: Khôi phục thể tích, chọc dò màng tim, phương pháp này được chỉ khi có: Sốc tim; Suy hô hấp; Áp lực tĩnh mạch trung ương > 10mmHg (13 cmH20); HA tâm thu <100mmHg hoặc HA hiệu số < 20mmHg mức dịch nhiều cần.
Đặt dẫn lưu, tuỳ mức độ dịch mà chọc vị trí ở dưới mũi ức hay trước tim, tuân theo quy trình chọc dịch màng ngoài tim.
Điều trị ngoại khoa: được chia làm 3 phương pháp
– Phẫu thuật màng ngoài tim dưới mũi ức: đây là vị trí phẫu thuật tối thiểu ở mặt dưới màng ngoài tim, dễ dẫn lưu, thường chỉ định khi ép tim mà chưa có viêm màng ngoài tim co thắt do ure huyết cao, hoặc tự phát.
– Phẫu thuật màng ngoài tim qua gian sườn phía trái lồng ngực. Đối với phương pháp này người bệnh cần gây mê, tổn thương lồng ngực lớn hơn, khi bệnh màng ngoài tim chủ yếu bên trái, chú ý phải tránh thần kinh hoành.
– Phương pháp phẫu thuật cắt màng ngoài tim đường giữa xương ức, chỉ định cho bệnh nhân có viêm màng ngoài tim co thắt lan toả sau chiếu xạ, lao
Ép tim là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.