Bé biếng ăn, mẹ phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Bé biếng ăn là tình trạng thường gặp và khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là một địa chỉ khám dinh dưỡng tin cậy với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, luôn tận tâm với bệnh nhân, hệ thống trang thiết bị hiện đại nhập khẩu và vô vàn tiện ích đẳng cấp.

1. Tổng quan về biếng ăn

1.1 Biếng ăn là tình trạng gì?

Theo các bác sĩ, biếng ăn là tình trạng trẻ bị rối loạn dinh dưỡng. Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này là trẻ từ chối ăn uống dẫn đến ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bé biếng ăn là tình trạng phổ biến, khiến nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng khi gặp phải.

Biếng ăn là tình trạng trẻ bị rối loạn dinh dưỡng, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này là trẻ từ chối ăn uống

1.2 Phân loại biếng ăn

Biếng ăn gồm 3 loại: Biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý.

– Biếng ăn bệnh lý thường do cơ thể bé bị các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó khăn khi nhai và nuốt (viêm amidan, mọc răng, áp xe lợi…), nhiễm trùng…

– Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện do thiếu chất từ bào thai hay khi trẻ bước vào giai đoạn biến đổi về thể chất như mọc răng, tập lẫy, tập đi…

– Biếng ăn tâm lý là do trẻ bị sợ hãi do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn quá nhiều….dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng và sợ ăn.

1.3 Các giai đoạn biếng ăn

– Giai đoạn 1 (3 – 4 tháng tuổi): Đây là thời kỳ trẻ đang trong độ tuổi tập lẫy và ngóc đầu.

– Giai đoạn 2 (6 tháng): Trẻ đang tập ăn dặm, có chế độ ăn mới với nhiều thực phẩm lạ mà có thể bé chưa quen vị.

– Giai đoạn 3: (9 – 10 tháng): Trẻ tập đi.

– Giai đoạn 4 (16 – 18 tháng): Trẻ có xu hướng khám phá thế giới xung quanh với nhiều điều mới lạ nên thường bị lơ đãng, hờ hững chuyện ăn uống.

– Giai đoạn 5 (2 – 3 tuổi): Trẻ thay đổi môi trường sinh hoạt, tâm lý do bắt đầu đi trẻ. Việc đi mẫu giáo tác động không nhỏ đến việc ăn uống của trẻ.

Tập ăn dặm là một trong những giai đoạn khiến trẻ dễ bị biếng ăn do tiếp xúc với những đồ ăn mới lạ

Theo bác sĩ, trẻ được xác định biếng ăn khi có 2 trong số những biểu hiện sau:

– Khó khăn trong việc ăn hết khẩu phần, bữa ăn thường kéo dài lâu.

– Trẻ ăn ít hơn một nửa khẩu phần ăn so với độ tuổi của mình.

– Trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu và không chịu nuốt.

– Từ chối ăn uống, khóc lóc, mếu máo khi bị ép ăn.

– Nhìn thấy đồ ăn và có phản ứng nôn tự nhiên hay giả vờ nôn.

– Trong 3 tháng liền trẻ không tăng cân.

3. Hậu quả của việc bé biếng ăn

3.1 Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn trong tăng trưởng

Theo các chuyên gia, những trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời sẽ có nguy cơ nhẹ cân hơn từ 6 – 22% so với trẻ cùng tuổi. Trẻ không hấp thụ được những vi chất quan trọng như: thiếu vitamin B1 có nguy cơ bị tê phù, thiếu vitamin A khiến khô giác mạc, khô mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa, thiếu sắt gây hiện tượng thiếu máu, thiếu canxi gây tình trạng còi xương hay rối loạn tăng trưởng.

Bé biếng ăn sẽ thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin D, canxi….

3.2 Trí não chậm phát triển

Khi biếng ăn, trẻ sẽ thiếu đi một số chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của não như: Protein, Omega 3, DHA, sắt….Việc thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.

3.3 Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm

Nếu bé biếng ăn sẽ có xu hướng bị bệnh lý nhiều hơn 29% và nguy cơ bị bệnh viêm nhiễm hô hấp cao hơn 45%.

3.4 Chỉ số cảm xúc EQ của trẻ bị ảnh hưởng

Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động đến cả tinh thần. Trẻ không đủ chất dinh dưỡng sẽ có chỉ số EQ thấp, học kém, khó thành công hay hạnh phúc trong cuộc sống.

4. Các giải pháp khắc phục tình trạng bé biếng ăn

4.1 Đối với biếng ăn sinh lý

Vào những giai đoạn thay đổi của trẻ: phụ huynh nên chú ý theo dõi cẩn thận sự thay đổi của trẻ, xem trẻ có bị biếng ăn sinh lý hay không. Biểu hiện rõ ràng nhất là việc trẻ không có bệnh gì, vẫn sinh hoạt bình thường nhưng ăn uống ít đi. Hãy kiên nhẫn cho con ăn từng chút một với đa dạng các món ăn khác nhau. Phụ huynh có thể chia nhỏ bữa trong ngày, cho con ăn những đồ ăn trẻ yêu thích trước, dễ nuốt, dễ ăn…. trong giai đoạn này.

4.2 Đối với biếng ăn bệnh lý

Đối với biếng ăn do bệnh lý, phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp

4.3 Đối với biếng ăn tâm lý

Việc la mắng, quát tháo, ép trẻ ăn không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống của con mà còn hình thành tâm lý sợ hãi, ảnh hưởng đến tính cách con sau này. Chính vì vậy, hãy nhẹ nhàng để trẻ làm quen với đồ ăn, biến bữa ăn thành niềm vui của con bằng nhiều món ăn ngon, lạ mắt, để hình thành tâm lý thích thú cho bé.

5. Khám dinh dưỡng tại Thu Cúc – giải pháp vàng khắc phục biếng ăn ở trẻ

Đội ngũ bác sĩ tại Thu Cúc có chuyên môn cao, công tác tại bệnh viện lớn tuyến đầu như Viện Dinh Dưỡng Quốc gia

Khám dinh dưỡng được coi là phương pháp hữu hiệu giúp điều trị tình trạng bé biếng ăn. Sau khi đo chiều cao, cân nặng, làm các xét nghiệm cần thiết… bác sĩ sẽ xác định được rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, có phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời tư vấn thực đơn dinh dưỡng phù hợp giúp con khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là một địa chỉ tin cậy để điều trị hiệu quả bệnh lý biếng ăn bởi:

– Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, công tác tại bệnh viện lớn tuyến đầu như Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tùy thuộc vào mỗi tình trạng của bé, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ dinh dưỡng phù hợp.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thăm khám, chẩn đoán đạt hiệu quả cao như: Máy phân tích thành phần cơ thể Tanita – Nhật Bản, Máy đo loãng xương Dexumt – Hàn Quốc, hệ thống xét nghiệm Robot tự động – Mỹ…

– Không gian với vô vàn tiện nghi, rộng rãi, thoáng mát để sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.

– Tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh với hình thức thanh toán BHYT và BHBL.

– Người bệnh được hướng dẫn tận tình, hỗ trợ nhanh chóng và không phải chờ đợi lâu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital