Bảng giá niềng răng chi tiết luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp cho bản thân mình. Vậy chi phí niềng răng và bảng giá niềng răng của các phương pháp tại sao có sự chênh lệch? Tìm hiểu ngay dưới đây để bạn có thể đưa ra được quyết định cho riêng mình nhé!
Menu xem nhanh:
1. Niềng răng là gì? Bao nhiêu tuổi thì có thể niềng răng?
Diễn giải một cách dễ hiểu, niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để giúp răng sắp xếp đúng vào vị trí, hàm răng của bạn sẽ trở nên đều và cân đối hơn. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để có thể cải thiện nụ cười của bạn một cách rõ rệt và diện mạo của bạn cũng trở nên xinh đẹp hơn.
Theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ADA), độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là trẻ từ 7-13 tuổi. Ở giai đoạn này, răng trẻ có sự tăng trưởng mạnh đồng thời xuất hiện dấu hiệu lệch lạc về răng và xương nên cần can thiệp kịp thời.
Độ tuổi này là giai đoạn phổ biến nhất để thực hiện niềng răng nhằm di chuyển răng và sắp xếp răng để phục hồi chức năng của răng và đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của công nghệ và những nghiên cứu của các chuyên gia, niềng răng đã có rất nhiều hình thức để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bảng giá của các phương pháp niềng răng có sự khác biệt về mức độ ưu tiên của nhu cầu khách hàng cũng như công nghệ áp dụng trong phương pháp đó.
2. Các phương pháp niềng răng hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, tuy nhiên, đễ dễ phân biệt hơn, chúng ta có thể chia ra làm 2 phương pháp niềng răng chính là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
2.1. Niềng răng mắc cài
Đây là phương pháp niềng răng phổ biến và có giá thành rẻ hơn so với phương pháp niềng răng không mắc cài. Niềng răng mắc cài sử dụng mắc cài bằng kim loại hoặc sứ gắn trực tiếp lên bề mặt răng, dịch chuyển răng bằng lực kéo được tạo ra bởi dây cung hoặc các khí cụ nha khoa khác.
Niềng răng mắc cài hiện nay có nhiều loại khác nhau: niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự đóng, mắc cài mặt lưỡi,… Bảng giá của các phương pháp niềng răng mắc cài nói chung ở mức vừa phải, phù hợp với đại đa số mọi người.
2.2. Niềng răng không mắc cài (Niềng răng trong suốt)
Phương pháp niềng răng này được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện tại. Niềng răng không mắc cài sử dụng bộ khay niềng từ nhựa y tế ôm theo cấu trúc răng và tạo ra lực tác động để răng di chuyển về vị trí. Niềng răng không mắc cài được đánh giá là phương pháp niềng răng thẩm mỹ, tiện lợi cho người sử dụng. Dĩ nhiên, với việc khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp truyền thống, chi phí niềng răng trong suốt thường cao hơn so với các phương pháp khác. Do vậy, bạn cần tham khảo bảng giá niềng răng kỹ lưỡng trước khi quyết định niềng răng không mắc cài nhé!
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bảng giá niềng răng hiện nay
Các phương pháp niềng răng hiện nay có giá thành chênh lệch nhau khá nhiều do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Vậy đâu là những yếu tố tạo nên sự khác biệt lớn trong giá niềng răng hiện nay đến vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé!
3.1. Chất liệu niềng, khí cụ nha khoa có ảnh hưởng lớn đến bảng giá niềng răng của mỗi người:
Sự khác biệt của chất liệu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành cũng như tạo nên sự khác biệt trên bảng giá niềng răng hiện nay. Các khí cụ nha khoa kim loại hay sứ sẽ rẻ hơn so với các chất liệu khác như nhựa y tế cao cấp hay chất liệu SmartTrack độc quyền của Invisalign.
3.2. Yêu cầu kỹ thuật của phương pháp và trình độ chuyên môn của bác sĩ:
Mỗi một phương pháp đều có những đòi hỏi về khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bác sĩ điều trị khác nhau. Với những phương pháp càng phức tạp và yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao thì chi phí niềng răng cũng theo đó mà tăng lên. Tuy vậy, điều này lại có thể giúp bạn yên tâm hơn khi niềng răng vì có thể hạn chế tối đa các yếu tố phát sinh không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
3.3. Thiết bị, máy móc hỗ trợ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến bảng giá niềng răng:
Các phương pháp càng hiện đại thì yêu cầu về thiết bị và máy móc hỗ trợ càng cao cấp, do vậy, chi phí niềng răng cao hơn là điều dễ hiểu.
4. Làm thế nào để chọn được phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân?
Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu – nhược điểm riêng của nó và phù hợp với một số tiêu chí nhất định. Hơn nữa, các phương pháp niềng răng khác nhau cũng có các mức giá khác nhau. Vậy nên, để bạn có thể chọn được phương pháp phù hợp nhất với bản thân, hãy xác định cụ thể được những tiêu chí dưới đây:
4.1. Tình trạng răng hiện tại
Thực tế, mỗi phương pháp sẽ đáp ứng tốt nhất đối với 1 vài tình trạng răng nhất định. Do vậy, để có thể lựa chọn được phương pháp niềng răng hiệu quả nhất, hãy đi khám và nghe tư vấn của các bác sĩ để xác định rõ được tình trạng răng của mình hiện tại bạn nhé!
4.2. Nhu cầu điều trị
Bước tiếp theo, hãy xác định được thứ tự ưu tiên của nhu cầu bản thân khi niềng răng. Ví dụ: Nếu bạn đang làm những công việc cần đến vẻ ngoài chỉn chu và xinh đẹp, hãy tham khảo các phương pháp niềng răng trong suốt. Đối với những bạn có kinh tế vừa đủ và muốn thời gian nhanh chóng, phương pháp niềng răng truyền thống là dành cho bạn.
Ngoài ra, các nhu cầu điều trị khác có thể được xem xét là sự trải nghiệm xuyên suốt quá trình niềng răng, độ tiện lợi của phương pháp niềng,…
4.3. Đơn vị thực hiện
Đừng xem nhẹ việc lựa chọn đơn vị sẽ niềng răng cho bạn. Hãy nhớ rằng, niềng răng là một quá trình dài khoảng 1-2 năm, vậy nên, việc lựa chọn một đơn vị niềng răng có các bác sĩ và tư vấn viên nhiệt tình cũng như chu đáo sẽ giúp bạn khá nhiều trong quá trình niềng răng đấy! Hơn nữa, việc niềng răng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những hệ thống, trung tâm nha khoa lớn, có dày dặn kinh nghiệm, uy tín cũng như đội ngũ y bác sĩ cũng như hệ thống máy móc hiện đại để việc niềng răng của bạn suôn sẻ nhất nhé!
4.4. Bảng giá niềng răng
Mỗi phương pháp niềng răng đều có giá thành khác nhau. Việc cân bằng chi phí niềng răng với thu nhập của bạn là điều bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm không “rỗng túi” sau khi thực hiện chỉnh nha. Bạn hãy tham khảo qua các bảng giá của những trung tâm nha khoa hoặc có thể đến trực tiếp để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng hơn.
5. Bảng giá niềng răng hiện nay tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI
Dưới đây là bảng giá niềng răng chi tiết của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Chi phí niềng răng của các phương pháp sẽ có sự chênh lệch dựa vào tình trạng răng của bạn. Để biết chính xác chi phí niềng răng của bản thân, hãy đến ngay Thu Cúc TCI để các bác sĩ có thể tư vấn và báo giá kỹ hơn nhé!
– Chi phí niềng răng mắc cài kim loại thường dao động trong khoảng 20 – 37 triệu tùy theo tình trạng của răng.
– Niềng răng mắc cài kim loại tự động có sự chênh lệch giá không nhiều so với phương pháp kim loại truyền thống. Chi phí cho phương pháp này khoảng từ 40 – 60 triệu đồng.
– Niềng răng mặt trong được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao nên mức giá cũng nhỉnh hơn, thường rơi vào khoảng 70 – 100 triệu đồng.
– Mắc cài sứ là phương pháp niềng răng vừa có ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại lại thẩm mỹ hơn nên giá khởi điểm sẽ khoảng từ 30 triệu và đắt nhất là 55 – 60 triệu tùy theo mức độ tình trạng răng.
– Phương pháp niềng răng trong suốt là phương pháp tân tiến nhất hiện nay nhưng đây cũng là phương pháp có chi phí cao nhất. Thông thường chi phí cho một ca niềng răng không mắc cài sẽ dao động từ 100 – 150 triệu đồng.
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI được đánh giá là một trong những cơ sở niềng răng uy tín, chuyên nghiệp được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ các bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, niềng răng tại Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ có cơ hội được trải nghiệm những dịch vụ chất lượng cao, xứng tầm bệnh viện quốc tế hàng đầu.