Chỉ số Albumin giảm thấp cảnh báo bệnh gì là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo để có biện pháp đối phó kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Albumin là gì?
Albumin là 1 loại protein quan trọng trong cơ thể con người, albumin có rất nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Albumin có vai trò giữ cho chất lỏng (nước) không rò rỉ ra ngoài mạch máu, nuôi dưỡng các mô và vận chuyển các hormon, vitamin, thuốc, và các ion như canxi khắp cơ thể.
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm albumin, cùng với một số xét nghiệm khác, khi một người có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như vàng da, mệt mỏi, giảm cân, hoặc các biểu hiện của hội chứng thận hư như sưng quanh mắt, chân, bụng.
Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm albumin máu cùng với prealbumin khi họ muốn giám sát hoặc kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của một người. Nồng độ albumin không thay đổi nhanh như prealbumin, nhưng nó có thể giảm để phản ánh sự thiếu hụt Protein và suy dinh dưỡng
2. Albumin giảm thấp cảnh báo bệnh gì?
Giảm nồng độ albumin máu xuống mức < 45% so với protein toàn phần luôn có ý nghĩa bệnh lý và có thể định hướng chẩn đoán rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ số xét nghiệm albumin giảm thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
- Bệnh về thận
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh về gan
- Suy tim.
- Bệnh về rối loạn tự miễn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp
- Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin
- Các hội chứng rối loạn hấp thu của ruột đường ruột như bệnh Crohn
- Nhược giáp (tuyến giáp giảm sản sinh hormone)
3. Chỉ số albumin thấp cần lưu ý gì?
Chỉ số albumin thấp là dấu hiệu bước đầu cảnh báo cơ thể người bệnh gặp vấn đề. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng albumin thấp là gì, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác.
Tùy từng nguyên nhân, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Theo đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc điều trị theo cảm nhận của bản thân mà khiến cho bệnh tình thêm nặng, hoặc có thể xảy ra các biến chứng xấu.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị để có một thực đơn lành mạnh hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân, đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh hỗ trợ quá trình điều trị bệnh có hiệu quả.
Tái khám định kỳ thường xuyên là vấn đề quan trọng người bệnh cần tuân thủ để được theo dõi, điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.