AFP – xét nghiệm quan trọng trong sàng lọc ung thư gan

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
2/3 số người mắc ung thư gan có nồng độ AFP (alpha-fetoprotein) trong máu cao. Do vậy, xét nghiệm AFP thường được sử dụng trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư gan cũng như 1 số bệnh ung thư khác.

Ung thư gan là bệnh ung thư phát triển rất âm thầm mà không gây ra triệu chứng nào, cho tới giai đoạn cuối. Do vậy, cách tốt nhất để phát hiện sớm là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, nhằm tăng cơ hội điều trị bệnh. Một trong những xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm marker ung thư gan AFP.

1. Xét nghiệm AFP là gì?

Xét nghiệm AFP thường được sử dụng trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư gan

Xét nghiệm AFP thường được sử dụng trong sàng lọc ung thư gan và chẩn đoán ung thư gan.

Alpha-fetoprotein (AFP) được sử dụng như là một dấu hiệu khối u để giúp phát hiện và chẩn đoán ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng nhưng thường xuyên nhất là ung thư gan.

Ở trẻ em khỏe mạnh và người lớn không mang thai, AFP chỉ ở mức rất thấp, dưới 40 microgram (mg) mỗi lít. Sự gia tăng mức độ AFP có thể gặp ở phụ nữ mang thai, người bệnh ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng.

AFP được đo bằng đơn vị nano / mililit (ng / mL). Mức AFP dưới 10 ng / mL là bình thường đối với người lớn, phụ nữ không mang thai (ở những phụ nữ đang mang thai, mức độ AFP trong huyết thanh sẽ tăng cao). Ngược lại, mức độ AFP rất cao trong máu, lớn hơn 500 ng / mL – có thể là một dấu hiệu của khối u gan.

Mức độ AFP cao cũng có thể là các bệnh ung thư khác, bao gồm bệnh Hodgkin, ung thư hạch, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng và ung thư biểu mô tế bào thận. AFP cao cũng có thể là dấu hiệu của xơ gan, hoặc các loại bệnh gan mãn tính. Chính vì vậy, xét nghiệm AFP cần kết hợp với các phương pháp khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

2. Xét nghiệm AFP được sử dụng trong những trường hợp nào?

Người bệnh không cần nhịn ăn hay chuẩn bị gì khác trước khi làm xét nghiệm AFP.

Người bệnh không cần nhịn ăn hay chuẩn bị gì khác trước khi làm xét nghiệm AFP.

  • Người bị nghi ngờ mắc ung thư gan, ung thư tinh hoàn, buồng trứng
  • Theo dõi hiệu quả điều trị và tái phát đối với bệnh nhân ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng
  • Theo dõi bệnh nhân viêm gan mãn tính hoặc xơ gan
  • Sàng lọc cho những người có nguy cơ cao mắc ung thư gan, bao gồm: người bị xơ gan, viêm gan mạn tính, uống nhiều rượu, bị gan nhiễm mỡ, gia đình có tiền sử mắc ung thư gan.
  • Sàng lọc một số bệnh ung thư tinh hoàn, buồng trứng, dạ dày, v.v.
  • Dùng để phát hiện dị tật bẩm sinh có thể có trong bào thai, hoặc nhiều bào thai.
  • Chẩn đoán rối loạn không phải ung thư gan, như xơ gan

Lưu ý: Xét nghiệm AFP không giúp chẩn đoán bệnh chính xác hoàn toàn mà luôn cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm gan, chụp CT, v.v.

3. Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm AFP?

Để tìm ra bệnh chính xác, đòi hỏi phải có sự kết hợp với các phương pháp khác như siêu âm gan

Để tìm ra bệnh chính xác, đòi hỏi phải có sự kết hợp với các phương pháp khác như siêu âm gan.

Người bệnh không cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm và không cần nhịn ăn.
Nhằm phục vụ cho mục đích tầm soát và chẩn đoán ung thư, Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ ung bướu giỏi, nhiều năm kinh nghiệm đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống gói khám tầm soát ung thư, giúp phát hiện bệnh sớm khi chưa có triệu chứng, giúp tăng khả năng điều trị bệnh thành công. Xem thêm Gói tầm soát ung thư gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital