9 nguyên nhân viêm dạ dày phổ biến và cách phòng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nguyên nhân viêm dạ dày khá đa dạng. Một số nguyên nhân khách quan và có những nguyên nhân chủ quan. Đôi khi thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học dễ khiến mọi người bị viêm dạ dày. Hiểu rõ về các nguyên nhân sẽ giúp mọi người chủ động trong việc phòng tránh bệnh.

1. Viêm dạ dày là gì ? 

Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến và có rất nhiều nguyên nhân viêm dạ dày. Bệnh xuất hiện khi trên niêm mạc dạ dày có các vết viêm sưng. Dần dần những tổn thương này sẽ hình thành vết loét. Viêm dạ dày được chia thành 2 giai đoạn.

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu của giai đoạn này là người bệnh thường gặp các cơn đau đột ngột, trong thời gian ngắn. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên, đa số các triệu chứng thường bị người bệnh bỏ qua hoặc nhầm lẫn với đau bụng thông thường. 

– Viêm dạ dày mạn tính: Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị sẽ viêm sưng kéo dài và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi này các tổn thương sẽ lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết hệ tiêu hóa,…là các biến chứng thường gặp.

Viêm dạ dày có 2 dạng: Viêm cấp tính và mạn tính

Viêm dạ dày có 2 dạng: Viêm cấp tính và mạn tính

2. Các nguyên nhân viêm dạ dày phổ biến nhất

Viêm dạ dày có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và chiếm phần lớn trong độ tuổi từ 20 tới 40. Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra: Một số nguyên nhân thường gặp và cũng có những trường hợp hiếm gặp hơn. 

2.1. Vi khuẩn Helicobacter Pylori

Vi khuẩn HP vốn nổi tiếng là tác nhân gây bệnh chủ yếu. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống tại lớp niêm mạc dạ dày và tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó chúng còn gây ức chế yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và hình thành ổ loét. 

Nguyên nhân viêm dạ dày hàng đầu là vi khuẩn HP

Nguyên nhân viêm dạ dày hàng đầu là vi khuẩn HP

2.2. Thói quen dùng chất kích thích

Nam giới thường có xu hướng đau dạ dày nhiều do thường xuyên uống bia rượu. Các chất trong rượu có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày do dạ dày phải hoạt động quá sức. Nếu bệnh nhân không hạn chế uống rượu bia sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. 

Các chất kích thích như cocain cũng gây tổn thương dạ dày dẫn tới viêm và xuất hệ tiêu hóa.

2.3  Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, giảm đau

Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau. Các loại thuốc này sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Dẫn tới tình trạng hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy giảm, dễ bị viêm loét. 

Chính vì vậy, mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần thực hiện theo đơn kê của bác sĩ. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc ít gây ra tác dụng phụ cho dạ dày. 

2.4 Stress cũng là nguyên nhân viêm dạ dày

Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Nguyên nhân là do khi mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và tác động tới hệ tiêu hóa. 

Vì thế nếu tâm lý bạn không ổn định sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sức khỏe của bản thân. 

Các cuộc đại phẫu, chấn thương, nhiễm trùng nặng sẽ gây ra áp lực cho hệ thần kinh và dạ dày. 

2.5. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Vì vậy chỉ cần chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến dạ dày sản sinh ra nhiều acid dịch vị dẫn tới loét dạ dày. Bạn không nên bỏ ăn sáng vì đây là thời điểm acid dịch vị tiết ra nhiều làm tổn thương niêm mạc. Bỏ bữa còn khiến cơ thể đói cồn cào, mệt mỏi. 

2.6 Tăng tiết acid trong dạ dày

Acid trong dạ dày tăng có thể do một số thực phẩm, căn thẳng, di truyền hoặc hội chứng Zollinger-Ellison. Đây là tình trạng hiếm gặp có thể gây tăng tiết acid trong dạ dày. 

2.7 Rối loạn tự miễn

Viêm teo dạ dày xuất hiện do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày sẽ từ từ mỏng đi và trở thành viêm dạ dày mạn tính.

2.8 Bệnh Crohn

Đây là bệnh lý về đường ruột, hiếm gặp ở dạ dày nhưng đôi khi cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày. Dấu hiệu thường thấy của bẹnh là đau bụng, tiêu chảy ra nước, suy nhược. 

2.9 Xạ trị liệu và hóa trị liệu

Bệnh nhân ưng thư thường phải thực hiện trị xạ. Tia xạ bên cạnh tác dụng chữa bệnh còn có thể gây ra tác dụng phụ ảnh thưởng tới dạ dày. 

Các nguyên nhân viêm dạ dày khác như: Suy gan, suy thận, trào ngược mật

Xạ trị cũng gây ảnh hưởng tới dạ dày

Xạ trị cũng gây ảnh hưởng tới dạ dày

3. Cách phòng tránh viêm dạ dày

Sau khi tìm hiểu về các nguyên nhân viêm dạ dày ta thấy rằng phần nhiều nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đúng cách. Vì vậy để cải thiện tình trạng bệnh thì mỗi người cần thực hiện theo những lưu ý sau. 

3.1 Chế dinh dưỡng cần bổ sung

– Rau xanh, trái cây tươi: Rau quả là chìa khóa nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trong chúng có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có khả năng giúp chống viêm, bảo vệ tế bào, phục hồi thương tổn.

– Chất xơ: Chất xơ hòa tan làm giảm sự phát triển của các vết loét. Chất xơ hòa tan thường có trong: Đậu Hà Lan, cà rốt, lúa mạch, yến mạch,…)

– Probiotics (Lợi khuẩn): Probiotics cải thiện chứng khó tiêu. Ngoài ra chúng còn giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, ngăn nhiễm trùng. Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn là: Nấm kefir, sữa chua, kim chi,…

– Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp diệt vi khuẩn. Nhắc đến vitamin C chúng ta không thể bỏ qua các loại quả như: Cam quýt, cà chua, các loại rau họ nhà cải và đậu,…

– Kẽm: Vi chất này giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chữa lành vết thương. Kẽm thường có trong: Hàu, thịt bò, các loại đậu, cải bó xôi

– Selenium (Selen): Selen là dưỡng chất có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành cơ thể. Selenium thường có nhiều trong các loại cá biển( cá ngừ, cá thu, cá hồi), các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

3.2 Thay đổi thói quen 

Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc hình thành các thói quen tốt cũng giúp ích nhiều cho bệnh viêm dạ dày. 

– Bỏ rượu bia, cafe, thuốc lá

– Hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau có aspirin, naproxen, buprofen. Nếu bắt buộc phải sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc tương tự nhưng ít gây tác dụng phụ.

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn

– Luôn ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn hàng quán để đảm bảo vệ sinh

– Học cách kiểm soát căng thẳng và tránh các trạng thái tiêu cực 

Luôn giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn đẩy lùi mọi bệnh tật

Luôn giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn đẩy lùi mọi bệnh tật

Hiểu rõ về nguyên nhân viêm dạ dày sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mong rằng mỗi người sẽ thay đổi những thói quen xấu để viêm dạ dày không có cơ hội tấn công.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital