Phương pháp niềng răng sẽ tác động một lực lên hàm để tạo ra vùng nén và vùng căng giãn. Trong đó, vùng nén sẽ tiêu xương, vùng căng tạo ra xương. Quy luật này sẽ diễn ra liên tục có kiểm soát khi niềng để đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều đem tới kết quả niềng răng thành công. Và sau đây là 7 dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng mà bạn cần biết.
Menu xem nhanh:
1. Chân răng bật khỏi phần xương hàm
Thông thường, chân răng sẽ nằm ở vị trí trung tâm của xương hàm. Đối với những trường hợp có xương hàm mỏng, chân răng sẽ nằm lệch ra ngoài hoặc trong. Việc xuất hiện những tình trạng như sổ xương, khuyết xương bẩm sinh, bác sĩ sẽ thông báo trước. Răng sẽ được di chuyển chậm hơn, thận trọng hơn. Đây chính là một trong những dấu hiệu của việc niềng răng bị hỏng.
1.1 Nguyên nhân
Tình trạng chân răng bị bật khỏi xương hàm thường là do di chuyển răng với lực quá lớn. Khi đó, cơ sinh học di chuyển răng sai kéo theo bị bật chóp răng hoặc cổ răng ra ngoài của xương hàm. Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành thay đổi hướng torque giúp xoay chân răng trở lại. Đối với những trường hợp nặng hoặc đã bị tiêu xương vùng cổ thì không thể cứu vãn.
1.2 Nhận biết
Để nhận biết tình trạng này, người bệnh có thể sờ vào chân răng tương ứng với vùng chóp ngoài xương hàm. Đôi lúc ta sẽ cảm nhận thấy chân răng nằm kệch phía ngoài. Thế những khi sờ cảm nhận lại thấy không chính xác lắm. Để biết rõ tình trạng răng của bản thân, cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện tiến hành chụp phim conebeam CT.
2. Lệch đường giữa
2.1 Nguyên nhân
Lệch mặt và lệch đường giữa cũng thuộc những trường hợp do niềng răng hỏng gây ra. Thông thường, quá trình di chuyển răng sẽ cần giữ được đường giữa thẳng trục cùng với khuôn mặt. Nhưng đối với những trường hợp bị lệch mặt bẩm sinh, phần mũi bị lệch, xương hàm dưới sẽ có độ dài khác nhau. Như vậy, việc chỉnh nha sẽ không thể thay đổi do đây là quá trình di chuyển, sắp xếp lại các răng.
2.2 Nhận biết
Để nhận biết được tình trạng này, ta cần quan sát trục của khuôn mặt. Đường giữa của răng hàm trên thông thường sẽ trùng với răng hàm dưới, trùng với nhân trung, đỉnh mũi cùng điểm glabella của khuôn mặt. Trục này thẳng là tiêu chí để xác định một gương mặt cân đối. Ngược lại, khi kết thúc quá trình niềng nhưng ta vẫn không nhận thấy trục thẳng của gương mặt, điều này chứng tỏ niềng răng không thành công.
3. Cười hở lợi nghiêm trọng hơn, răng bị quặp
3.1 Nguyên nhân
Sau niềng răng, nhiều người xuất hiện tình trạng cười hở lợi là do khi thực hiện kéo hô, kéo khối răng trước lui sau không kiểm soát được phần cơ sinh học di chuyển răng. Điều này khiến hàm trên vừa di chuyển ra sau nhưng đồng thời đi xuống. Từ đó dẫn tới tình trạng bị cắn sâu, cười hở lợi và răng quặp.
3.2 Nhận biết
Khi bị cười hở lợi, răng quặp, phần nướu sẽ bị lộ ra nhiều hơn 3mm lúc cười so với tổng chiều dài thân răng. Trường hợp nặng nhất là mô nướu hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% so với chiều dài của răng.
4. Các răng bị nghiêng, khớp nhai không ổn định
Việc di chuyển răng tối ưu là di chuyển tịnh tiến ở trên cung hàm, thân răng tạo với chân răng một trục thẳng, trục này sẽ trùng với trục truyền lực nhai của 2 mặt phẳng nhai của hàm trên – dưới. Quá trình niềng kết thúc sẽ giúp khớp cắn ổn định, thực hiện được chức năng tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp niềng hỏng, các răng sẽ bị nghiêng và phần khớp nhai không ổn định.
4.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự nghiêng của răng chính là hiệu ứng cuộn. Cụ thể, khi bác sĩ sử dụng dây thun chuỗi đóng lại khoảng trên dây tròn, dây mề và không đủ độ vững để định hình răng, khiến các răng bị nghiêng.
Trường hợp này, để khắc phục, bác sĩ sẽ tiền hành dựng lại trục răng. Đồng thời, khoảng trống sẽ được đóng lại theo một hệ thống đặt lực khác.
4.2 Nhận biết
Để nhận biết tình trạng răng bị nghiêng, ta có thể quan sát trên miệng. Ta sẽ nhận thấy các răng bị nghiêng về phía khoảng trống. Không phải toàn bộ phần thân răng sẽ tịnh tiến và lấp đầy khoảng trống.
5. Niềng răng bị hỏng khiến di chuyển của răng không kiểm soát
5.1 Nguyên nhân
Việc răng di chuyển không kiểm soát bắt nguồn từ mắc cài bị sau. Khi mắc cài sai sẽ khiến toàn bộ kế hoạch, quy trình điều trị. Từ đó dẫn đến tốc độ và hướng di chuyển của các răng không được kiểm soát.
5.2 Nhận biết
Điều này khá khó để người bệnh có thể tự nhận biết. Mắc cài có được gắn đúng hay không còn phải phụ thuộc vào chuyên môn và tay nghề bác sĩ. Chỉ cần một đơn vị trên mắc cài bị sai lệch sẽ dẫn tới toàn bộ quá trình gắn mắc cài cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, răng không thể di chuyển theo đúng mong muốn.
6. Tụt lợi sau thời gian niềng
Tụt lợi là một hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong quá trình niềng răng. Để có thể hạn chế tình trạng này, bác sĩ cần dự đoán trước và báo với ệnh nhân để có quá trình điều trị bổ sung phù hợp.
6.1 Nguyên nhân
Tình trạng này xảy ra do chính lực kéo của mắc cài quá mạnh dẫn tới răng bị di chuyển quá mức. Từ đó, răng cửa bị nghiêng ra mặt ngoài, răng sẽ bị lệch lạc và trồi lên. Nếu chỉ xuất hiện một vài điểm tụt lợi nhỏ, đây sẽ không phải trở ngại quá lớn đến toàn bộ quá trình gắn mắc cài. Ngược lại, tụt lợi tình trạng nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ phải trồng răng mới.
6.2 Nhận biết
Tình trạng tụt lợi có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu cụ thể. Ví dụ như lộ chân răng khiến cho răng bị ê buốt, nướu răng bị rút lại, hôi miệng, …
7. Đau hàm, răng bị chết tủy
7.1 Nguyên nhân
Nhìn chung, niềng răng bị hỏng sẽ được chia làm 2 tình trạng. Thứ nhất là khớp cắn bị lệch dẫn tới 2 hàm không thể ăn khớp vào nhau. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp những khó khăn trong quá trình ăn uống. Thứ 2 đó là tình trạng chết tủy. Đây là một biến chứng gây đau đơn cho người bệnh. Với trường hợp này, bác sĩ cần tiến hành ổn định lại cơ xương rồi mới tiếp tục điều trị.
7.2 Nhận biết
Để nhận biết răng bị chết tủy, người bệnh cần chú ý tới một số dấu hiệu. Điển hình như: men răng bị ngả màu xám hoặc nâu đen, khoang miệng có mùi khó chịu, tiết mủ ra ngoài chóp răng, …
Trên đây là 7 dấu hiệu để nhận biết tình trạng niềng răng bị hỏng. Khi phát hiện bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.