6 xét nghiệm tầm soát ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Hằng

Bác sĩ Tiêu Hóa

Tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết đối với tất cả chúng ta trước thực trạng tỷ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa như hiện nay. Việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện sớm những mầm mống bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng để kịp thời điều trị, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Dưới đây là 6 xét nghiệm cần làm trong tầm soát ung thư.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư

Đây là bước sàng lọc ban đầu đối với các bệnh lý ung thư. Thông thường ở người mắc bệnh ung thư, chất chỉ điểm ung thư tăng cao bất thường.

Các chất chỉ điểm ung thư thường được tìm thấy ở người bệnh là:

  • CA 72-4: Chỉ điểm ung thư dạ dày
  • CA 19-9: Chỉ điểm ung thư tuyến tụy, dạ dày
  • CA 125: Chất chỉ điểm ung thư buồng trứng
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là bước sàng lọc ban đầu thường được bác sĩ chỉ định

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là bước sàng lọc ban đầu thường được bác sĩ chỉ định

  • CA 15-3: Chỉ điểm ung thư vú
  • Cyfra 21-1: Chẩn đoán ung thư phổi
  • CEA: Chỉ điểm ung thư dạ dày, phổi, buồng trứng, đại trực tràng…
  • AFP: Chẩn đoán ung thư gan
  • PSA: Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài có trong máu, các chất chỉ điểm ung thư có thể có trong nước tiểu, phân, tổ chức u hay các tổ chức khác, hoặc trong dịch cơ thể của một số bệnh nhân ung thư.

Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư chỉ là bước gợi ý ban đầu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh chứ không thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư hay không. Lý do là bởi các chỉ số này cũng có thể tăng cao ở một vài bệnh lý mạn tính hoặc viêm nhiễm nào đó. Vì thế bạn cần phải làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác nhằm xác định cụ thể bệnh.

Siêu âm 

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá chính xác nhờ vào hệ thống máy siêu âm hiện đại. Hình ảnh thu được qua máy siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định rõ vị trí, kích thước hoặc những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Siêu âm trong tầm soát ung thư thường sử dụng là:

  • Siêu âm tuyến giáp: Giúp phát hiện các vấn đề ở tuyến giáp, ung thư tuyến giáp
Trong tầm soát ung thư tuyến giáp, người bệnh cần tiến hành siêu âm

Trong tầm soát ung thư tuyến giáp, người bệnh cần tiến hành siêu âm

  • Siêu âm vú: Giúp phát hiện bất thường ở vú, ung thư vú
  • Siêu âm ổ bụng: Giúp phát hiện bất thường ở vùng bụng như gan, thận, tụy…, chẩn đoán ung thư gan, thận, ung thư đường tiêu hóa…

Chụp X-quang

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng này thường được áp dụng để phát hiện bất thường ở tuyến vú, tim, phổi. Dựa vào hệ thống máy chụp X-quang chuyên dụng, hiện đại, qua hình ảnh phim chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường ở khu vực chụp: hình ảnh khối u, kích thước, vị trí, mức độ di căn của khối u trong cơ thể.

Chụp CT

Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính giúp bác sĩ đánh giá mức độ di căn của bệnh trong cơ thể, vị trí mà khối u có thể di căn tới.

Chụp CT có thể do bác sĩ chỉ định hoặc yêu cầu của người bệnh. Đây là phương pháp hiện đại có độ chính xác cao, được ưu tiên sử dụng trong tầm soát ung thư và theo dõi quá trình điều trị bệnh.

Nội soi đường tiêu hóa

Nội soi là phương pháp thăm khám tương đối chính xác giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở trong lòng đường tiêu hóa như dạ dày – thực quản – đại trực tràng.

Nội soi dạ dày - thực quản là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện sớm ung thư trong cơ thể

Nội soi dạ dày – thực quản là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện sớm ung thư trong cơ thể

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm, nhỏ, có gắn nguồn sàng và camera, đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc đường mũi với nội soi dạ dày – thực quản và qua đường hậu môn đối với nội soi đại tràng.

Toàn bộ quá trình nội soi được bác sĩ kiểm soát và theo dõi bằng màn hình vi tính. Bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương viêm loét, polyp hoặc khối u ở đường tiêu hóa.

Qua nội soi, bác sĩ có thể xác định được kích thước, vị trí của tế bào ung thư, từ đó có thể tiến hành sinh thiết nhằm xác định u lành tính hay u ác tính. Trường hợp u ác tính, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy vào giai đoạn bệnh cụ thể.

Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap được sử dụng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng chuyển thành ung thư xâm lấn. Xét nghiệm Pap dành cho nữ giới giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Để tìm hiểu thêm về chi tiết các gói khám tầm soát ung thư, độc giả vui lòng liên hệ 1900 55 88 92/ 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital