Bệnh vôi hóa gan là tình trạng viêm của tế bào nhu mô gan sau sự hình thành của “vết sẹo”. Nốt vôi hóa nhỏ trong gan có thể phát hiện được thông qua siêu âm hoặc chụp X-quang…
Menu xem nhanh:
1. Bệnh vôi hóa gan là gì?
Vôi hóa trong gan là tình trạng viêm của tế bào nhu mô gan sau sự hình thành của “vết sẹo”. Vôi hóa trong gan có thể được vôi hóa một phần gan thành bàng quang. Thực chất, vôi hóa không phải là một bệnh. Đây thường là sẹo do chấn thương cũ ở vùng gan, áp-xe gan hoặc do nhiễm các loại ký sinh trùng…
2. Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa gan
Vôi hóa chủ yếu do tình trạng viêm, bệnh lao và các nguyên nhân khác. Các bệnh này có thể gây sẹo xơ gan và vôi hóa mô gan sau khi bị hoại tử cục bộ.
Nốt vôi hóa nhỏ trong gan có thể phát hiện được thông qua siêu âm hoặc chụp X-quang. Đây là biểu hiện của một dạng tổn thương viêm gan mạn tính. Những nốt vôi hóa này thường là sự hình thành của sỏi nhỏ ở đường mật trong gan. Trong nhiều trường hợp là do lắng đọng sắc tố mật hoặc do xác giun chết gây nên.
3. Vôi hóa gan có nguy hiểm?
Những nốt vôi hóa nhỏ thường lành tính và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những nốt vôi hóa lớn có thể gây nên viêm tắc đường mật trong gan, với các biểu hiện như: Đau, tức nặng hạ sườn phải, sốt kèm theo rét run, vàng da, vàng niêm mạc…
4. Ăn uống khi bị vôi hóa gan
Khi phát hiện có vôi hóa trong gan, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế cholesterol để làm giảm nguy cơ lắng đọng sắc tố mật. Giảm ăn nội tạng động vật, hạn chế ăn lòng đỏ trứng, mỡ động vật, hạn chế ăn thịt đỏ, ăn nhiều thịt có màu trắng, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi…
Nước nhân trần hoặc trà ác- ti- sô có tác dụng nhuận mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
Định kỳ 3-6 tháng nên siêu âm kiểm tra để xem nốt vôi hóa có tiến triển lớn hơn không. Nên tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin khái quát về vôi hóa gan, hy vọng bạn đọc đã tìm kiếm được cho mình cách xử trí và chăm sóc hợp lý khi gặp hải tình trạng này để ngăn chặn kịp thời các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.