3 ngành nghề đặc thù nên tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Hiện nay, có hơn 30 loại bệnh nghề nghiệp khác nhau, ở mọi mức độ nặng nhẹ. Thường gặp nhất là: thị lực suy giảm, bệnh phế quản, dạ dày, bệnh về tim mạch, viêm xoang, các bệnh phụ khoa ở phụ nữ,… Vì vậy, tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên là hoạt động góp phần giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp mà mọi doanh nghiệp cần ưu tiên hiện nay.

1. Thực trạng bệnh nghề nghiệp hiện nay

Theo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam có khoảng 28.000 người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp. Thực tế, số liệu này có thể cao gấp 10 lần.

Bệnh nghề nghiệp phát sinh từ đặc thù nghề nghiệp và do điều kiện lao động có hại gây nên. Dù sớm hay muộn, nó đã trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh thường trực của hầu hết mọi người. Đặc biệt, mỗi ngành nghề đặc thù sẽ có những dấu hiệu của từng loại bệnh chuyên biệt như:

    • Dân văn phòng thường mắc các bệnh về mắt, về tiêu hóa; hội chứng đau cổ vai gáy, cổ tay; bệnh trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính;…
    • Người lao động ngoài trời, công nhân khai thác mỏ: mắc bệnh bụi phổi là cao nhất, bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh xương khớp, huyết áp,…
    • Các ngành nghề giáo viên, MC sẽ phải đối mặt với bệnh viêm họng, stress, bệnh về đường tiêu hóa,…
kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp

Người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc

Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh dù không có biểu hiện rõ rệt bên ngoài nhưng lại âm thầm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, tàn phá sức khỏe con người, thể chất và tinh thần ngày càng khủng khiếp hơn. Có thể thấy rằng, bệnh nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động mà còn trực tiếp tác động đến năng suất, hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của hoạt động khám sức khỏe cho nhân viên

Để giảm thiểu, hạn chế tối đa bệnh nghề nghiệp, hoạt động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần viên là “đáp án” duy nhất giúp mọi doanh nghiệp giải quyết bài toán khó khăn này. Cũng theo Điều 152 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động – Quy định Luật lao động 2012 đã chỉ rõ:

  • Ít nhất 6 tháng/lần, người sử dụng lao động phải tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không ngoại trừ người học nghề, tập nghề. Người làm việc trong điều kiện độc hại hay người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, đặc biệt người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.
  • Đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh theo quy định của Bộ Y Tế

Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích to lớn, thiết thực và có ý nghĩa đối với cả hai bên. Đó là: Bảo vệ sức khỏe người lao động, tăng sự gắn bó giữa người lao động – doanh nghiệp và nâng cao nhân lực doanh nghiệp.

kiểm tra sức khỏe cho nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp với người lao động

Đặc biệt, hoạt động này bắt đầu có hiệu lực tính từ thời điểm tuyển dụng và xuyên suốt quá trình làm việc. Vừa là chế độ phúc lợi bắt buộc phải có dành cho người lao động. Vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự quan tâm và nhận thức trong vấn đề bảo vệ giá trị sức khỏe con người.

3. Top 3 ngành nghề đặc thù nên tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên

3.1 Ngành nghề nhà hàng, khách sạn

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, những vị trí được tâm sức khỏe hàng đầu phải kể đến: đầu bếp, nhân viên trong nhà hàng, người trực tiếp sản xuất thực phẩm. Bởi đây đều là những người có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp tới khách hàng tiêu dùng.

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 – Điều 19 Luật an toàn thực phẩm 2010: “Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Vì vậy,  khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn sẽ:

  • Giúp nắm bắt tổng quát tình trạng sức khỏe. Chắc chắn cơ thể đang trong điều kiện khỏe mạnh, không mắc các bệnh về đường hô hấp dễ lây lan. Bởi nhân viên làm trong lĩnh vực này luôn phải tiếp xúc với khách hàng, đồ ăn, các đồ dùng mà khách hàng sử dụng nên phải đảm bảo sự an toàn về sức khỏe tuyệt đối
  • Phát hiện sớm những mầm mống, dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm để có thể can thiệp kịp thời
  • Giúp cả doanh nghiệp lẫn nhân viên an tâm làm việc, nâng cao năng suất phục vụ
kiểm tra sức khỏe định kỳ

Sức khỏe tốt luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn

3.2 Ngành nghề hóa chất, khai thác mỏ cần ưu tiên khám sức khỏe cho nhân viên

Thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường độc hại, người lao động làm trong ngành nghề hóa chất, khai thác là đối tượng đang phải đối mặt với rất nhiều bệnh nghề nghiệp nguy hiểm, khó lường. Ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng, tiếp xúc liên tục với các hóa chất có hại như, chịu áp lực trong môi trường tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép, hít phải các loại khí độc khi làm việc,.. những nguyên nhân chính khiến cho sức khỏe người lao động trở nên yếu đi và hình thành nên các bệnh ung thư ác tính..

thăm khám định kỳ cho công nhân mỏ

Người lao động trong ngành nghề hóa chất, khai thác dễ mắc bệnh bụi phổi

Có 4 loại bệnh nghề nghiệp đang dần đe dọa tới người lao động:

  • Bệnh điếc: do phải tiếp xúc với tiếng ồn lâu dài ở mức tần số cao từ 10-18dBA
  • Bệnh bụi phổi – silic: xuất phát từ môi trường ô nhiễm bụi, có nồng độ bụi toàn phần cao 30-100mg/m3 và hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-21%. Chúng xâm nhập, lắng đọng và tích tụ gây ra xơ hóa phổi, dần dần tác động suy hô hấp và có nguy cơ tử vong rất cao. Nếu hít phải lượng silic càng nhiều thì thời gian ủ bệnh và tiến triển càng diễn ra nhanh chóng
  • Bệnh rung chuyển nghề nghiệp: là bệnh hay gặp ở các công nhân khai thác mỏ. Được chia 2 loại là bệnh rung cục bộ tần số cao do sử dụng máy khoan cầm tay và bệnh rung toàn thân do lái các xe chuyên dụng trên 20 tấn. Biểu hiện: rối loạn vân mạch bàn tay, tổn thương xương khớp cổ tay, hội chứng đau thắt lưng
  • Bệnh về da: nấm, viêm da,…xuất hiện do làm việc trong điều kiện ẩm ướt, phải tiếp xúc nhiều với than, đá. Hay người lao động không sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm việc.

3.3 Ngành nghề giáo viên: khám sức khỏe cho nhân viên để phòng ngừa ung thư

Tưởng chừng đây là nghề “an toàn” với sức khỏe nhưng thực tế lại đang đe dọa âm thầm, dần dần với những người hàng ngày đứng trên bục giảng. Một số bệnh đã khá quen mặt với những ai làm nghề giáo như:

  • Bệnh viêm họng: do tính chất giảng bài trên lớp trong thời gian dài và liên tục, cổ họng trở nên khô và bắt đầu trở nên đau rát, nặng nhất có thể mất tiếng tạm thời.
  • Ho thường xuyên do vô tình hít phải bụi phấn
  • Giãn tĩnh mạch chi dưới do đứng nhiều
  • Thị lực giảm do làm việc máy tính, soạn bài trong điều kiện ánh sáng tối (thức đêm)

Hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn bộ giáo viên càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, còn là cách giúp các thầy cô phát hiện sớm các căn bệnh ung thư dễ mắc: ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi.

khám sức khỏe cho nhân viên

Hiện nay giáo viên cũng mắc các bệnh nghề nghiệp như: viêm họng, bệnh về phổi,…

Có thể thấy rằng, trên đây là 3 ngành nghề đặc thù cần được doanh nghiệp triển khai, thực hiện ngay hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Vừa đảm bảo sức khỏe nguồn lực ở điều kiện tốt nhất, vừa nâng cao chất lượng công việc ngày một tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital