Có một số người sẽ có nguy cơ dị ứng với một hoặc nhiều thành phần có trong thuốc. Do đó, nếu bạn cũng thuộc nhóm đối tượng này thì cần cẩn trọng trong việc tìm chọn và sử dụng thuốc đau họng.
Menu xem nhanh:
1. Dị ứng và cơ chế phản ứng của cơ thể
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một chất lạ. Trong trường hợp dị ứng với thuốc, cơ thể phản ứng quá mức với một hoặc nhiều thành phần có trong thuốc, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Các thành phần phổ biến trong các loại thuốc đau họng bao gồm:
– Acetaminophen (Paracetamol).
– Ibuprofen.
– Các hương liệu, màu và chất bảo quản khác.
Mặc dù các thành phần này thường được coi là an toàn, nhưng một số người có thể có phản ứng dị ứng với chúng khi sử dụng.
Việc lựa chọn thuốc phù hợp là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ dị ứng. Sử dụng các loại thuốc không gây dị ứng không chỉ giúp giảm triệu chứng đau họng mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏẻ.
2. Top 3 loại thuốc đau họng an toàn
2.1. Thuốc đau họng từ thảo dược
Đây là nhóm thuốc đau họng sử dụng các thành phần hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên như:
– Bạc hà.
– Xạ đầu đống.
– Cam thảo.
– Gừng, nghệ vàng,…
Các loại thảo dược kể trên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhẹ nhàng và an toàn.
Ưu điểm lớn nhất của nhóm thuốc này là thường ít gây dị ứng hay kích ứng đường tiêu hóa. Vì thành phần thuần từ thiên nhiên nên an toàn với phần lớn người bị dị ứng. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc khá chậm.
Nếu bạn từng có phản ứng dị ứng với một số thảo dược nhất định thì cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
2.2. Viên ngậm muối
Viên ngậm muối đơn giản chỉ chứa thành phần muối ăn (muối natri chloride) cao cấp. Khi ngậm, chúng tạo môi trường muối kiềm giúp sát trùng, kháng viêm tại vùng cổ họng. Đây là cách điều trị đau họng hoàn toàn tự nhiên và không gây dị ứng.
Viên ngậm muối được đánh giá an toàn với hầu hết mọi người, kể cả người bị dị ứng thực phẩm, thuốc hay phụ gia. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ mang lại tác dụng giảm đau và sát trùng tạm thời, không thể trị bệnh dứt điểm.
2.3. Xịt họng
Xịt họng cũng là một cách dùng để giảm triệu ứng ngứa, đau và sưng họng. Thuốc xịt họng được bày bán khá phổ biến tại các hiệu thuốc, chi phí hợp lý, dễ mua.
Thuốc xịt họng được đánh giá khá an toàn. Một số tác dụng phụ của thuốc xịt họng có thể bao gồm cảm giác khô họng hoặc cảm giác đắng, tê trong miệng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc triệu chứng không giảm sau khi sử dụng thuốc xịt họng thì hãy kiểm tra và nhận tư vấn thay đổi hướng điều trị phù hợp.
3. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc cho người bị dị ứng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc đau họng cho người bị dị ứng, cần lưu ý một số điều sau đây:
3.1. Cẩn trọng khi lựa chọn thuốc đau họng
Người bị dị ứng nên nên thận trọng chọn những loại thuốc không chứa thành phần gây dị ứng:
– Chọn thuốc có thành phần đơn giản.
– Tránh các loại thuốc có nhiều tá dược, hương liệu, phẩm màu.
Trước khi mua về sử dụng cần đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm để đảm bảo không có thành phần nào bạn dị ứng. Bên cạnh đó, hãy chọn thuốc dựa trên các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể và chọn ra loại thuốc phù hợp nhất.
3.2. Sử dụng thuốc đau họng đúng cách
Vẫn còn nhiều người chưa biết dùng thuốc đúng cách. Nhiều người chủ quan, dùng thuốc theo cảm tính nên dẫn tới dùng quá liều hoặc dùng sai thuốc so với triệu chứng đang gặp phải. Điều này rất nguy hiểm, nhất là ở những người bị dị ứng.
Để tránh những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc, bạn cần:
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng được khuyến cáo. Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc kéo dài.
– Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đây là đối tượng rất nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Do đó luôn cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra rủi ro không đáng có.
– Theo dõi tác dụng phụ trong và sau khi dùng thuốc đau họng. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như: nổi mẩn, ngứa, khó thở, sưng phù,… thì cần ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ để được kiểm tra, can thiệp kịp thời.
3.3 Một số lưu ý khác
Trong quá trình dùng thuốc, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… – những tác nhân gây dị ứng và khiến bệnh nặng hơn.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, vì nước giúp giữ ẩm cho cổ họng và làm giảm ngứa rát. Hãy chia thành nhiều lần uống nước trong ngày, nếu không có thói quen uống nước thì bạn có thể tạo nhắc nhở để ghi nhớ.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, tại nơi làm việc. Máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm không khí và giảm kích ứng họng.
– Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn và giảm viêm họng hiệu quả.
– Ngậm kẹo ho giúp kích thích tiết nước bọt và làm dịu cổ họng.
Có thể thấy, người bị dị ứng cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đau họng nào, ngay cả những sản phẩm từ thảo dược hay thành phần tự nhiên. Luôn đọc kỹ nhãn thành phần và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có bất cứ nghi ngờ gì. Với trẻ em và phụ nữ mang thai, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng thuốc.