Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, gây tử vong cao. Để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh lý này, tầm soát ung thư là một trong những biện pháp quan trọng được áp dụng. Đây là biện pháp giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư, ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Qua đó giúp điều trị sớm, nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Một số điều cần biết về hoạt động tầm soát ung thư
1.1. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư đối với sức khỏe
Tầm soát ung thư là quá trình thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các bệnh lý ung thư nguy hiểm có thể xảy ra. Khi ung thư được phát hiện sớm ở thời điểm các tế bào ung thư còn nhỏ, chưa có nguy cơ di căn sang các bộ phận lân cận khác thì khả năng điều trị khỏi bệnh thành công lên tới hơn 90%.
Hoạt động tầm soát này có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khỏe của mỗi người. Bằng việc thực hiện tầm soát thường xuyên, có thể tạo thêm cơ hội cho bản thân như:
– Tăng khả năng điều trị khỏi bệnh: Phát hiện sớm các tế bào ung thư ở giai đoạn mới khởi phát, chưa di căn sẽ làm cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc điều trị bệnh thành công cũng giúp người bệnh có thể đảm bảo tính mạng và phục hồi cơ thể hoàn toàn.
– Giảm tỷ lệ gây nguy hiểm tới tính mạng: Tỷ lệ tỷ vong do các bệnh lý ung thư giảm đáng kể khi bệnh được phát hiện sớm.
– Giảm chi phí điều trị bệnh: Chi phí điều trị bệnh lý ung thư tốn kém rất nhiều,
Do đó, tầm soát sớm là cách hiệu quả để giảm thời gian và chi phí của quá trình điều trị.
1.2. Các phương pháp được áp dụng phổ biến trong tầm soát ung thư
Thăm khám lâm sàng
– Ung thư là một nhóm bệnh có sự tăng sinh tế bào bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm lấn các mô cơ thể bình thường. Khi bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, kích thước khối u còn rất nhỏ và luôn có sự thay đổi về dịch thể nên chẩn đoán lâm sàng không thể phát hiện được khối u.
– Với phương pháp thăm khám này, các bác sĩ sẽ có những đánh giá ban đầu dựa theo tiền sử bệnh gia đình và các dấu hiệu ở cơ thể người bệnh. Sau đó chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán cụ thể khác.
Xét nghiệm máu
Phương pháp này sẽ hỗ trợ trong quá trình tìm dấu ấn của tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để có kết quả chính xác nhất.
Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư bao gồm:
– Chụp X-quang: Một phương pháp hỗ trợ phát hiện các khối u bất thường trong cơ thể.
– Chụp CT: Chụp CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong cơ thể. Có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư, ngay cả ung thư giai đoạn sớm.
– Siêu âm: Đây là một phương pháp có giá trị nhằm phát hiện các khối u ở gan, buồng trứng… Siêu âm sẽ cung cấp tính chất của khối u (u đặc, u nang hay u thể tủy…). Phương pháp này còn hỗ trợ trong việc hướng dẫn sinh thiết các khối u qua da với hiệu quả cao, hạn chế gây tổn thương tới các vị trí xung quanh.
– Nội soi: Phương pháp này giúp đánh giá một số cơ quan nội tạng phía trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản, phế quản…
2. Các yếu tố làm tăng khả năng phát sinh ung thư
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bao gồm:
– Chất độc hại: Tiếp xúc với các tác nhân gây ung th, như thuốc lá, rượu, chất hóa học độc hại.
– Di truyền: Có những loại ung thư có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư, người khác trong gia đình cũng có nguy cơ cao hơn.
– Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn mắc ung thư do quá trình lão hóa của cơ thể.
– Bệnh lý mạn tính: Những bệnh lý như viêm đại tràng mạn tính, viêm gan mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
– Tiền sử ung thư: Đối tượng đã từng mắc ung thư trong quá khứ có nguy cơ tái phát cao hơn.
3. Một số loại ung thư phổ biến hiện nay ở nước ta
Ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và phụ nữ, thường xảy ra ở những người hút thuốc lá. Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 20.000 ca ung thư phổi mới được phát hiện tại Việt Nam.
Ung thư đại trực tràng
Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam giới và phụ nữ, thường xảy ra ở đối tượng trên 50 tuổi. Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 15.000 ca ung thư đại tràng mới được phát hiện tại Việt Nam.
Ung thư vú
Loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 50 và đang có xu hướng ngày một trẻ hóa. Theo số liệu của Bộ Y tế, nước ta mỗi năm có khoảng 15.000 ca ung thư vú mới được phát hiện. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% trong số đó được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư cổ tử cung
Đây là một trong hai loại ung thư phổ biến và nguy hiểm tới sức khỏe của phụ nữ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus HPV. Phụ nữ ở độ tuổi từ 20 – 30 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất lên tới 25%.
Ung thư tuyến giáp
Là một loại ung thư phổ biến, có xu hướng phát triển ở mọi lứa tuổi và nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng tốt nếu phát hiện và điều trị sớm. Với các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên tới 90%. Và loại ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa có tỷ lệ sống sau 5 năm dưới 50%.
Tầm soát ung thư là một biện pháp quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị ung thư. Việc tầm soát định kỳ giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai các gói sàng lọc ung thư từ cơ bản tới chuyên sâu. Mỗi gói tầm soát đều được nghiên cứu và xây dựng đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ nhận được sự tư vấn từ đội ngũ bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm. Trang thiết bị y tế, công nghệ hiện đại tại TCI cũng góp phần hỗ trợ quá trình kiểm tra có kết quả chính xác với thời gian nhanh chóng. Trên đây là những thông tin cần biết về sàng lọc ung thư, hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về hoạt động này!