3 Dấu hiệu tố bạn bị thủy đậu dễ nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm lên tới 90% và có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách vì vậy bạn cần lưu ý 3 dấu hiệu tố bệnh thủy đậu dưới đây để kịp thời chữa trị.

3 dấu hiệu tố bệnh thủy đậu

1. Đau đầu, thể trạng mệt mỏi

Bệnh nhân sốt khá cao từ 38-39 độ C, cảm giác cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có thể có dấu hiệu viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

Đau đầu là dấu hiệu tố bạn bị thủy đậu

Đau đầu là dấu hiệu tố bạn bị thủy đậu

2. Xuất hiện các bóng nước trên khắp cơ thể

Tiếp đó, quan sát trên da sẽ thấy sự hiện diện của những nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu thường là 5mm cũng có thể lên đến 10mm.

Các phỏng nước thường ở mặt, ngực và lưng đầu tiên, sau đó thì lan rộng ra khắp cơ thể. Chúng có đặc điểm: Ban đầu là dịch trong, sau đó dần đục như mụn mủ.

Sau 2-3 ngày tiếp theo, mụn vỡ ra.

3. Các nốt mụn đóng vảy

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Mắc thủy đậu phải làm sao?

Thủy đậu là bệnh  truyền nhiễm thường lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm Do đó, để hạn chế lây lan cũng như giúp tránh các biến chứng, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Người bệnh thủy đậu cần tránh lây lan cho người khác

Người bệnh thủy đậu cần tránh lây lan cho người khác

– Cách ly trong khoảng thời gian khi thấy có dấu hiệu bệnh đầu tiên cho đến khi các phỏng nước đóng vảy khô (khoảng 7-10 ngày), bằng cách: Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

–  Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ,… hay phụ nữ có thai bị thủy đậu cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng, xuất huyết,…

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

 Vệ sinh phòng ở của bệnh nhân sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B, đảm bảo phòng ở của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa.

– Giữ vệ sinh tai mũi họng bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch a xít boric 1%.

– Giữ vệ sinh da đúng cách nhằm bảo vệ da luôn khô, sạch để hạn chế sự bội nhiễm vi khuẩn.

Nên cho trẻ tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng xà bông sát khuẩn với nước ấm, mụn nước đã bị vỡ có thể dùng dung dịch xanh Methylen hoặc thuốc tím Milian 0,25%o bôi trực tiếp trên da.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

– Hạn chế việc gãi do ngứa bằng cách cắt gọn móng tay của trẻ hoặc cho trẻ nhỏ mang bao tay vải để tránh tổn thương do gãi. Khi cần thiết bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc chống ngứa.

– Chú ý chế độ ăn giàu dinh dưỡng bằng các loại thức ăn mềm, ấm, lỏng dễ tiêu. Trẻ khó ăn có thể chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn trong thời gian bệnh. Cho trẻ uống nhiều nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

– Chăm sóc tại nhà nên tuyệt đối tránh 3 thói quen dưới đây để hạn chế đến mức tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh: Ủ trẻ quá kỹ, kiêng tắm nhưng lại dùng gốc rạ hoặc các loại lá cây không rõ nguồn gốc tắm hoặc đắp lên da của trẻ và châm chích cho mụn nước nhanh vỡ với suy nghĩ sẽ giúp trẻ mau hết bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital