Ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất của con người, phương tiện di chuyển, hoạt động thu gom xử lý rác thải hay các vấn đề tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng, lốc xoáy,…
Menu xem nhanh:
1. 4 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ thiên nhiên
1.1. Cháy rừng – Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ thiên nhiên
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân khiến không khí ngày càng ô nhiễm. Khi rừng cháy, một lượng lớn khí CO2, bụi và các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường, không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái. Ngoài ra cháy rừng còn góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
1.2. Núi lửa phun trào
Khi núi lửa phun trào, nó thải ra một lượng khí sulfur dioxide, bụi và tro khổng lồ ra môi trường. Những chất này bay lên cao và lan rộng trong không khí, ví dụ như sulfur dioxide có thể tạo ra mưa axit khi phản ứng với nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến động thực vật. Bên cạnh đó bụi và tro cũng làm giảm chất lượng không khí, gây ra tình trạng khó thở và các bệnh hô hấp khác.
1.3. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ
Khi các chất hữu cơ như cây cỏ, động vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân hủy và thải ra khí methane – một loại khí nhà kính mạnh. Khí methane không chỉ gây ra ô nhiễm không khí mà còn góp phần vào hiện tượng nóng lên toàn cầu. Quá trình phân hủy này cũng tạo ra những mùi gây khó chịu cho cả con người và động vật.
Ngoài ra, quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng tạo ra những chất gây ô nhiễm khác như amoniac và sunfua hydro. Chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như gây kích ứng mắt, đau họng và khó thở.
1.4. Các thiên tai khác
Những hiện tượng thiên tai như động đất, lũ quét,… là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Khi động đất xảy ra, bụi và khí gas từ lòng đất phát tán lên không trung gây ô nhiễm không khí xung quanh. Trong trường hợp động đất gây sụt lún hay các vụ lở, lượng bụi mịn phát tán sẽ tăng lên đáng kể.
Tương tự khi lũ lụt xảy ra, nước lũ cuốn theo rác thải và các chất thải khác, chúng có thể phân giải và tạo ra khí metan – một loại khí nhà kính. Lũ lụt cũng gây ra sự phân hủy không hoàn toàn của các chất hữu cơ, tạo ra khí amoniac và các hợp chất hữu cơ khác góp phần gây ô nhiễm không khí.
2. 6 Nguyên nhân đến từ con người
Bên cạnh những yếu tố thiên nhiên, con người là yếu tố chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Mỗi ngày chúng ta đều tạo ra những khí thải độc hại từ việc di chuyển, sản xuất,… Cụ thể:
2.1. Sinh hoạt – Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hàng đầu
Một trong những hoạt động sinh hoạt gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là xử lý rác thải. Thay vì tái chế hoặc phân rã đúng cách, nhiều người lựa chọn biện pháp đốt cháy để tiết kiệm thời gian và không gian. Tuy nhiên việc này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà quá trình đốt còn tạo ra các chất độc hại, đặc biệt là đốt nhựa.
Ngoài ra việc liên tục sử dụng điều trong thời tiết nóng cũng làm tăng lượng khí thải ra môi trường. Theo đó điều hòa nhiệt độ hoạt động bằng cách sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tạo không khí lạnh, quá trình này thải khí CO2 – một trong những nguyên liệu chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
2.2. Kinh doanh
Một phần lớn nguyên nhân ô nhiễm không khí đến từ các hoạt động kinh doanh thường ngày như các hàng quán buôn bán, quán ăn,… Cụ thể các quán ăn thường sử dụng than, củi để nấu nướng tạo ra khói bụi và CO2 gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ngoài ra việc xả rác bừa bãi cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường.
2.3. Giao thông
Mỗi ngày, hàng triệu phương tiện giao thông di chuyển trên đường, sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu để vận hành. Bên cạnh đó những phương tiện này cũng thải ra môi trường những chất độc hại như CO2, CO, SO2, NOx,… Những chất này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây biến đổi khí hậu.
2.4. Sản xuất nông nghiệp
Một ví dụ điển hình của nông nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường là sử dụng quá mức những chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu,… Ngoài ra việc chăn nuôi gia súc quy mô lớn và đốt rừng mở rộng canh tác cũng thải ra những khí gây hiệu ứng nhà kính như nitơ oxit, metan và CO2.
2.5. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế, tuy nhiên cũng gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường. Một số nguyên nhân ô nhiễm không khí từ công nghiệp có thể kể đến khí thải độc hại trong quá trình sản xuất như CO2, SO2, NOx…, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá hay xả thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Những vấn đề kể trên đều góp phần tăng nồng dộ khí gây hiệu ứng nhà kính, gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu và gây ảnh hưởng sức khỏe con người.
2.6. Khai thác
Các hoạt động khai thác than, dầu mỏ,… thường thải ra lượng bụi và khí thải lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng không khí xung quanh.
Đặc biệt việc đốt cháy than đá trong quá trình khai thác cũng đào thảo lượng lớn khí CO2 gây ô nhiễm không khí và thay đổi khí hậu. Việc xả thải khai thác không qua xử lý cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí.
3. Chủ động bảo vệ sức khỏe trước tình hình ô nhiễm không khí
Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với con người là cực kỳ nghiêm trọng. Đây chính là tác nhân chính khiến tỉ lệ người mắc các bệnh hô hấp ngày càng tăng.
Theo WHO, tình trạng ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Ngoài việc là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 chỉ sau tăng huyết áp, thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh, nó còn khiến tuổi thọ trung bình mỗi người giảm đi 2 năm và gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm,
Một trong những biện pháp hiệu quả để khắc phục hậu quả của ô nhiễm không khí ngoài việc cải thiện thói quen sinh hoạt chính là định kỳ thăm khám sức khỏe để sớm phát hiện nếu cơ thể xuất hiện bất thường và kịp thời ngăn chặn những rủi ro không mong muốn. Những người đã có sẵn vấn đề hô hấp cần đặc biệt lưu ý định kỳ thăm khám để nắm được tổng quan sức khỏe, không ra ngoài vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng nếu không thật sự cần thiết. Người bị hen và phổi tắc nghẽn mãn tính cần tuân thủ lịch tái khám, duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe trước tình hình ô nhiễm. Lưu ý nếu các dấu hiệu khó chịu trở nặng cần tái khám để kiểm tra và nhận chỉ định thuốc mới.
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe, bắt đầu với thăm khám tổng quát định kỳ ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước hiện trạng ô nhiễm không khí ngày một tăng.