Xử trí khi bị gan nhiễm mỡ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Người bệnh được xác định bị gan nhiễm mỡ khi lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá ngưỡng cho phép. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh cần ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh và sử dụng thuốc theo bác sĩ chuyên khoa kê đơn.

1. Chuyên gia giải đáp: Bị gan nhiễm mỡ là như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan khiến chức năng gan bị suy giảm.

Ở người khỏe mạnh, gan chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo. Khi chất béo trong gan vượt ngưỡng 5% tổng trọng lượng gan, nó sẽ được xem là bệnh lý.

Nếu được phát hiện sớm và có những cải thiện trong cách sinh hoạt, người bị gan nhiễm mỡ không gặp các vấn đề bất thường. Bên cạnh đó, gan vẫn có thể thực hiện các chức năng cơ bản. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh không điều trị phù hợp tiến triển xấu.

Bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:

– Gan nhiễm mỡ

– Viêm gan nhiễm mỡ

– Xơ hóa gan

Xơ gan

Gan nhiễm mỡ được chia thành 2 dạng chính sau đây:

– Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

– Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân không do rượu

Mỡ tích tụ nhiều là tình trạng bị gan nhiễm mỡ

Lượng mỡ tích tụ trong gan càng lớn, chức năng gan càng bị ảnh hưởng nhiều

2. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, bạn đã biết?

Những nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ như sau:

– Ăn quá nhiều đồ ngọt nhiều đường, chất béo

– Ăn ít rau củ, thiếu chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất

– Lối sống ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều

– Bệnh béo phì

– Tiêu thụ quá nhiều thức uống có ga, đồ uống có cồn

– Hút thuốc lá trong thời gian dài

– Sử dụng thuốc không đúng cách

3. Triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mỡ cần lưu ý

Người bị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu khó nhận biết triệu chứng một cách rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu sau đây có thể xuất hiện:

– Mệt mỏi

– Khó tiêu

– Buồn nôn

– Chán ăn

– Có cảm giác chướng bụng

– Đau và khó chịu vùng bụng bên phải phía trên

Rối loạn tiêu hóa gồm táo bón, tiêu chảy

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến chuyên khoa Gan mật để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Da nổi mẩn ngứa, nổi mụn cảnh báo bị gan nhiễm mỡ

Da nổi mẩn ngứa, nổi mụn cảnh báo chức năng gan suy yếu nghiêm trọng

4. Thông tin về phương pháp chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ

4.1. Chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

Một trong những phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến là siêu âm gan, sử dụng sóng siêu âm để ghi lại hình ảnh của gan. Siêu âm gan có thể phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý cũng như lượng mỡ tích tụ trong gan.

Chụp CT – đây cũng là một trong những công cụ hữu ích chẩn đoán nhóm bệnh lý gan mật trong đó có gan nhiễm mỡ. Máy CT tạo ra hình ảnh chi tiết của gan, phát hiện sự tích tụ mỡ trong gan đồng thời xác định tổn thương gan nếu có.

Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng là phương pháp chẩn đoán cần thiết để xác định mức độ nhiễm mỡ của gan. Xét nghiệm máu gồm:

– Đo mức độ các enzyme gan

– Hàm lượng cholesterol trong máu

– Tầm soát các bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa

Tuy nhiên, việc chẩn đoán gan nhiễm mỡ cần kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra kết luận chính xác và phác đồ điều trị phù hợp. Nếu nghi ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, hãy đến chuyên khoa Gan mật để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn biến chứng.

Xét nghiệm máu đưa ra các chỉ số quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ hay không

Xét nghiệm máu đưa ra các chỉ số quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác

4.2. Điều trị người bị gan nhiễm mỡ bằng phương pháp nào?

Hiện nay, bệnh lý gan nhiễm mỡ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dựa trên tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn điều chỉnh lối sống, cách ăn uống và sử dụng thuốc hỗ trợ nếu cần thiết.

Chuyên gia Gan mật Thu Cúc TCI cho biết một số phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ đang được áp dụng như sau:

4.2.1. Kiểm soát đái tháo đường

Bệnh nền đái tháo đường được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây gan nhiễm mỡ. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, vận động và ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi lượng đường huyết thường xuyên và tái khám định kỳ.

4.2.2. Kiểm soát chế độ ăn

Khẩu phần, thực phẩm ăn vào hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng chất béo tích tụ trong gan. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn uống riêng biệt để cải thiện tình trạng bệnh. Sau đây là một số thực phẩm dành cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

– Rau xanh, trái cây: giàu vitamin, chất xơ, … tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm sự tích tụ mỡ ở gan.

– Ưu tiên các loại thịt trắng từ thịt gia cầm, hải sản, … để duy trì cân nặng phù hợp. Bên cạnh đó có thể bổ sung protein từ lòng trắng trứng, các loại đậu, hạt, ..

– Uống sữa ít béo hoặc sữa không đường

– Bổ sung các loại trà thanh lọc, giải độc, mát gan như trà xanh, trà atiso, …

Bên cạnh những thực phẩm tốt, người bị gan nhiễm mỡ cần tránh các thực phẩm sau đây:

– Không dùng thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật hoặc thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng

– Hạn chế nạp các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, …

– Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn và nên hạn chế thuốc lá

– Không ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, gia vị, …

4.2.3. Chế độ luyện tập khoa học

Cân nặng dư thừa gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, đặc biệt ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cần phải tăng cường vận động, tập luyện hàng ngày. Ban đầu, có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức bền bản thân. Sau đó, có thể tăng dần cường độ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ăn uống khoa học cùng việc tập luyện thường xuyên giúp giảm cân khoa học, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh.

4.2.4. Điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách kiểm soát các rối loạn lipid máu

Đây là một trong những biện pháp mang tính bắt buộc trong điều trị gan nhiễm mỡ. Gan có nhiệm vụ chuyển hóa các lipid. Nếu nồng độ lipid ở mức cao sẽ khiến nồng độ cholesterol và triglycerid ở trong máu đồng thời tăng cao. Lúc đó, gan không thể chuyển hóa và khiến mỡ tích tụ ngày càng nhiều.

4.2.5. Sử dụng vitamin E

Vitamin E cũng là một trong những yếu tố cải thiện tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin E không dành cho tất cả trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, người bệnh cần thăm khám để được tư vấn cách sử dụng vitamin E phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital