Xơ gan ăn trứng được không và gợi ý thực đơn từ chuyên gia

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Với người bệnh xơ gan, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị cũng như khả năng hồi phục của gan. Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vậy người bệnh xơ gan ăn trứng được không, cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu xơ gan là gì?

Gan là cơ quan lớn, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như:

– Thanh lọc cơ thể

– Dự trữ vitamin, các chất cần thiết

– Tăng cường hệ miễn dịch

– Cân bằng hormone

– Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Xơ gan xảy ra khi tế bào gan liên tục tổn thương trong thời gian dài, dần tạo thành các mô sẹo dẫn tới xơ hoá gan. Tình trạng này khiến dòng máu lưu thông qua gan kém, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Xơ gan khi tiến triển thành xơ gan mất bù thì khả năng hồi phục của gan rất kém, việc điều trị hạn chế.

Khi đã mắc căn bệnh này, chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ là điều cần thiết. Nếu người bệnh xơ gan ăn uống không phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh, dễ dàng biến chứng thành ung thư gan.

2. Giải đáp: Xơ gan có ăn trứng được không?

2.1. Xơ gan có ăn trứng được không, nguyên nhân vì sao?

Trứng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng người mắc bệnh lý về gan có nên ăn không? Nhiều người nghĩ rằng trứng chứa hàm lượng cholesterol cao không tốt cho gan.

Với người bệnh xơ gan, họ không nên ăn quá nhiều trứng, nguyên nhân là vì:

– Lượng cholesterol tương đối cao trong lòng đỏ trứng làm mỡ tích tụ ở gan nhiều hơn.

– Ăn trứng nhiều làm tăng lượng đạm, lipid từ đó tăng gánh nặng cho gan. Vì vậy, gan phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến bệnh xơ gan ngày càng nặng.

– Ăn trứng ở tần suất vừa phải kiểm soát tình trạng: mỡ thừa ở gan, tích tụ vitamin A ở gan, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn chuyển hoá lipid máu, …

– Ăn nhiều trứng đặc biệt là trứng vịt lộn làm tăng cholesterol trong máu. Lúc này, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng tăng cao.

Để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, người bệnh xơ gan có thể ăn lòng trắng trứng, không ăn lòng đỏ của trứng gà, trứng vịt, …

– Lòng trắng và lòng đỏ có thành phần dinh dưỡng khác nhau

– Lòng trắng trứng ít calo, giàu canxi, protein, …

– Lòng đỏ trứng dồi dào cholesterol nên ảnh hưởng xấu tới gan, khiến chức năng gan suy giảm.

Xơ gan ăn trứng được không? Người bệnh chỉ nên ăn 1-3 quả mỗi tuần

Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh xơ gan chỉ nên ăn lòng 1-3 quả trứng mỗi tuần

2.2. Người bệnh xơ gan ăn trứng được không, số lượng bao nhiêu là phù hợp?

Giải đáp băn khoăn “xơ gan ăn trứng được không“, chuyên gia cho rằng:

– Người bệnh xơ gan chỉ nên ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần

– Nên chế biến ở dạng luộc thay vì ăn trứng chiên, rán

– Không nên ăn liên tục hàng ngày vì sẽ làm tăng áp lực lên gan, khiến gan làm việc nhiều hơn.

– Người bị xơ gan nặng không nên ăn trứng, nên thay thế bằng các loại thực phẩm khác.

Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần chú ý đến chế độ luyện tập và sinh hoạt. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Gan mật để được tư vấn phác đồ điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp.

3. Chuyên gia gợi ý: Người bệnh xơ gan nên ăn gì?

3.1. Những thực phẩm giàu protein

Nên lựa chọn những thực phẩm giàu protein từ thực vật như ngũ cốc, các loại hạt, sữa, … thay vì thực phẩm giàu protein từ động vật.

3.2. Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho người bị xơ gan. Trong đó, rau củ và hoa quả tươi là nguồn cung cấp nhóm chất này tốt nhất để tăng cường và phục hồi chức năng gan.

Xơ gan ăn trứng được không? Bên cạnh trứng, nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống

Người mắc bệnh xơ gan nên tăng cường bổ sung hoa quả tươi đặc biệt các loại quả giàu vitamin C

3.3. Thực phẩm chứa đủ chất xơ

Chất xơ hỗ trợ tăng cường chức năng giải độc gan, đồng thời giúp gan loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để biết lượng chất xơ cần thiết. Người bệnh không nên ăn quá nhiều chất xơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan.

3.4. Thực phẩm giàu Beta-carotene

Chất beta-carotene có nhiều trong cà rốt, giúp chống oxy hóa mạnh. Chất này có tác dụng bảo vệ gan chống lại các bệnh lý về gan.

3.5. Những thực phẩm giàu Omega-3

Những thực phẩm giàu omega-3 người bệnh có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ. Thực phẩm này tốt cho hệ tiêu hoá nên hạn chế sự hoạt động của gan. Không chỉ dành cho người bệnh xơ gan mà tất cả chúng ta nên tăng cường bổ sung nhóm chất này vào chế độ ăn uống.

4. Gợi ý: Người bị xơ gan nên kiêng thực phẩm gì?

4.1. Đồ ăn nhanh

Các món này đều nhiều calo, gia vị, chất béo bão hoà nhưng thiếu vitamin, chất xơ, khoáng chất. Từ đó tăng nguy cơ tích tụ mỡ ở gan. Gan nhiễm mỡ quá mức gây viêm, đẩy nhanh quá trình xơ hoá gan.

4.2. Rượu, bia, đồ uống có cồn

Khi đã mắc bệnh xơ gan và các bệnh lý về gan, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các loại đồ uống có cồn. Rượu, bia kích thích phản ứng viêm, hoại tử tế bào gan, thúc đẩy xơ gan biến chứng thành suy gan, ung thư gan.

Khi đã bị xơ gan hoặc các bệnh lý về gan khác, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia và đồ uống có cồn

Khi đã bị xơ gan hoặc các bệnh lý về gan khác, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia và đồ uống có cồn

4.3. Thực phẩm nhiều muối

Muối ăn làm gan tăng khả năng tích nước. Bác sĩ khuyến cáo người bị xơ gan nên hạn chế ăn muối, dưới mức 5,2g mỗi ngày.

4.4. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt

Người bệnh nên kiêng ăn đường, chất tạo ngọt vì cơ thể chuyển hoá glucose dư thừa trong máu thành mỡ, tích trữ tại gan. Đường kích thích sản xuất axit béo tự do, kích hoạt phản ứng viêm tại gan diễn ra.

4.5. Thịt, trứng, hải sản sống tái

Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thịt, trứng, hải sản tái sống có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng gan. Thịt đỏ, một số loại hải sản chứa nhiều chất béo bão hoà, cholesterol khiến gan phải làm việc nhiều hơn để tiêu hoá.

4.6. Thực phẩm chế biến sẵn

Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hoà, đường, muối, chất phụ gia và chất bảo quản làm gan tổn thương thêm.

4.7. Thực phẩm khó tiêu

Khi ăn thịt cứng, sụn, rau chứa nhiều xơ thực vật khiến gan phải hoạt động cường độ cao. Khi gan hoạt động kém hiệu quả, tiêu hoá các loại thức ăn này khó khăn, gây tiêu chảy hoặc táo bón.

Lưu ý rằng, xơ gan là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, cần được điều trị tích cực từ sớm. Do đó, khi có dấu hiệu cảnh báo, cần đến chuyên khoa Gan mật để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital