Xơ cứng động mạch vành – bệnh tim mạch phổ biến và nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Chứng xơ cứng động mạch vành có thể dẫn tới xơ vữa động mạch nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ, bệnh tim, giảm lưu thông máu ở cánh tay và chân. Xơ vữa động mạch còn gây ra chứng phình động mạch, dẫn tới bệnh mạn tính về thận và tình trạng xuất huyết bên trong có thể gây tử vong.

1. Thế nào là xơ cứng động mạch vành?

Khi các mảng bám hình thành từ chất béo, cholesterol và chất chuyển hóa của tế bào khác tích tụ trên thành động mạch, sẽ xảy ra tình trạng xơ cứng động mạch vành.

Thành động mạch vành trở nên dày, cứng, đồng thời lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan và mô trong cơ thể bị hạn chế. Tình trạng này làm suy yếu chức năng động mạch vành, cũng như có khả năng xảy ra tại các cơ quan khác đặc biệt ở tim.

Biến chứng từ tình trạng động mạch vành bị xơ cứng là các bệnh động mạch vành, có thể dẫn đến đau ngực, đau tim hoặc suy tim.

Thành động mạch vành trở nên dày, cứng, đồng thời lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan và mô trong cơ thể bị hạn chế.

Thành động mạch vành trở nên dày, cứng, đồng thời lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan và mô trong cơ thể bị hạn chế.

2. Các biểu hiện khi động mạch bị xơ cứng

Với tình trạng xơ cứng động mạch, các triệu chứng thường không có, cho dù thực tế thành động mạch đang dần trở nên dày và cứng hơn. Thậm chí nếu xơ cứng đã chuyển thành xơ vữa động mạch, người mắc bệnh mức độ nhẹ vẫn có thể không nhận thấy bất kì dấu hiệu nào. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, động mạch vành bị tắc nghẽn với biến chứng có thể xảy ra là cơn đau tim hoặc tình trạng đột quỵ, các triệu chứng gặp phải bao gồm:

Cơn đau thắt ngực hoặc cảm thấy bị đè nén ở vùng ngực

Tay, chân trở nên yếu hoặc tê bì một cách đột ngột, bị đau khi đi lại

Giảm chức năng nói, nói chậm hoặc khó phát ra lời

Mất thị lực một bên mắt, cơ mặt bị sa

Tăng huyết áp, xuất hiện tình trạng suy thận

Trong số các dấu hiệu trên đây, một số là các triệu chứng có ý nghĩa cảnh báo sớm của tình trạng lưu lượng máu không đủ để nuôi tim. ĐÓ là các biểu hiện như đau thắt ngực, đau chân hoặc tê ở chân.

VÌ vậy những người gặp phải các dấu hiệu này cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch sớm. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ tăng khẳ năng kiểm soát bệnh, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch vành nặng thêm. Cũng như ngăn nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc vấn đề sức khỏe  nghiêm trọng khác có thể xảy ra.

bệnh nhân mắc xơ cứng tại động mạch vành còn cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn

bệnh nhân mắc xơ cứng tại động mạch vành còn cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn

3. Nguyên nhân gây xơ cứng động mạch vành

Chỉ số cholesterol cao trong cơ thể

Mắc bệnh cao huyết áp

Tác động của bệnh đái tháo đường hoặc tình trạng kháng insulin

Bệnh thừa cân, béo phì

Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm khác từ thuốc lá

Tính di truyền trong gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim hoặc xơ cứng động mạch, thành viên còn lại sẽ tăng khả năng mắc bệnh.

4. Các kỹ thuật chẩn đoán xơ cứng động mạch vành

4. 1. Chẩn đoán xơ cứng động mạch vành qua khám lâm sàng

Trong bước khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt câu hỏi để tìm hiểu bệnh sử. Sau đó, bệnh nhân trải qua khâu kiểm tra thể chất, lúc này bác sĩ sử dụng ống nghe để kiểm tra liệu có phát ra âm thanh bất thường từ động mạch vành. Âm thanh bất thường nếu có là dấu hiệu máu lâu thông kém do có mảng bám tích tụ trong thành động mạch.

4.2. Chẩn đoán xơ cứng động mạch vành qua cận lâm sàng

Các kỹ thuật cận lâm sàng bao gồm:

– Xét nghiệm: gồm Xét nghiệm máu nhằm xác định hàm lượng các chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu. Đây là các vấn đề biểu hiện bệnh tim. Ngoài ra có xét nghiệm chỉ số ABI cho phép kiểm tra tình trạng giảm sút nếu có của lưu lượng máu đến chân và bàn chân.

– Chẩn đoán hình ảnh với các kỹ thuật hiện đại như:

CT scanner cho biết rõ hình ảnh tim, động mạch chủ, mạch máu. Siêu âm; giúp đo huyết áp trên các điểm khác nhau của cánh tay hoặc chân. Nhờ đó xác định tình trạng máu bị tắc nghẽn hoặc chảy nhanh qua động mạch vành.

Điện tâm đồ: đo hoạt động của tim, phát hiện tình trạng phì đại các bộ phận của tim, cũng như liệu tim có đang làm việc quá sức hoặc bị tổn thương  hay không.

Kiểm tra mức độ căng thẳng: thực hiện khi hoặt động thể chất hoặc sử dụng thuốc tăng nhịp tim nếu không thể tập thể dục. Việc test độ căng thẳng thường kết hợp với điện tâm đồ nhằm cho biết các thay đổi của nhịp tim, hoạt động điện ở tim và thay đổi mức huyết áp.

Cơn đau thắt ngực hoặc áp lực ở vùng ngực là một triệu chứng của động mạch vành xơ cứng

Cơn đau thắt ngực hoặc áp lực ở vùng ngực là một triệu chứng của động mạch vành xơ cứng

5. Phương pháp điều trị xơ cứng động mạch vành hiện nay

Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc cholesterol giúp  bảo vệ động mạch tim. Thuốc Aspirin giúp ngăn ngừa tiểu cầu hình thành cục máu đông. Thuốc chẹn beta có tác dụng giảm nhịp tim, huyết áp, hạn chế  nguy cơ đau tim và tình trạng rối loạn nhịp tim. Thuốc ức chế men chuyển làm hạ huyết áp và giảm nguy cơ đau tim. Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm làm tan huyết khối. Đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra huyết áp cũng như dùng thuốc đúng theo chỉ định hàng ngày.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân mắc xơ cứng tại động mạch vành còn cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn vừa sức để hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Trường hợp được chẩn đoán có tình trạng các mạch máu mở rộng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn sự hình thành cục máu đông.

6. Biện pháp đề phòng tình trạng động mạch vành xơ cứng

Mỗi người, đặc biệt những ai thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch như sau:

– Với người có bệnh nền như cao huyết áp, mỡ máu hoặc đái tháo đường, cần uống thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Không bỏ thuốc hay tự ý thay đổi liều lượng thuốc.

– Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học để bảo vệ, củng cố sức khỏe hệ tim mạch. Một chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim sẽ bao gồm nhiều rau củ qua tươi, hạn chế chất béo, tránh ăn mặn. Duy trì thói quen vận động thân thể hàng ngày, từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu bia.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital