Xét nghiệm tổng quát máu cung cấp thông tin về các chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện, chẩn đoán và xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Vậy xét nghiệm máu tổng quát cần lưu ý những điểm gì? Kĩ thuật này có gây nguy hiểm cho người bệnh không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm tổng quát máu
1.1. Danh mục xét nghiệm tổng quát máu
Xét nghiệm máu tổng quát cần lấy khoảng 2-6ml máu lấy qua đường tĩnh mạch. Một số danh mục phổ biến khi thực hiện phương pháp này bao gồm:
– Tổng phân tích tế bào máu
– Xét nghiệm mỡ máu đánh giá chỉ số Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglyceride
– Kiểm tra chức năng gan, thận, tuyến giáp
– Xét nghiệm axit uric máu
– Xét nghiệm đường máu
– Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm viêm gan B, C, HIV, HPV
– Các chỉ số khác như hormone nội tiết, dấu ấn ung thư, vi lượng,…
1.2. Bệnh lý
Dựa trên các kết quả xét nghiệm, bạn có thể phát hiện và đánh giá những bệnh lý bao gồm:
– Bệnh về máu:
Số lượng hồng cầu bất thường là dấu hiệu của thiếu máu, xuất huyết, rối loạn hồng huyết cầu,…
Số lượng bạch cầu bất thường là dấu hiệu của nhiễm trùng máu, rối loạn hệ miễn dịch, ung thư máu,…
Số lượng tiểu cầu bất thường là dấu hiệu của rối loạn chảy máu, bệnh tụ huyết khối,…
Hematocrit ở mức cao là dấu hiệu cơ thể mất nước, ở mức thấp là dấu hiệu thiếu máu.
Hemoglobin bất thường là dấu hiệu hội chứng hồng cầu hình liềm hoặc Thalassemia.
– Bệnh tim mạch: Nồng độ Cholesterol và Triglyceride bất thường là dấu hiệu xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu hoặc bệnh tim mạch vành.
– Bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu,…
– Bệnh liên quan đến chức năng các cơ quan gan, thận: Nồng độ ure và creatinine bất thường là dấu hiệu viêm gan A, B, C, E, men gan cao, xơ gan, ung thư gan,…
– Bệnh lý khác bao gồm thiếu chất, suy dinh dưỡng,…
– Bệnh lây qua đường tình dục bao gồm giang mai, HIV, sùi mào gà, lậu,…
2. Đối tượng và tần suất xét nghiệm máu tổng quát
2.1. Đối tượng
Theo các chuyên gia y tế, mọi đối tượng đều nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kì. Cụ thể:
– Từ 18-30 tuổi: Xét nghiệm máu tầm soát các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C , bệnh tình dục, khám sức khỏe sinh sản.
– Từ 30-40 tuổi: Xét nghiệm máu tầm soát các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gout.
– Từ 40 tuổi trở lên: Xét nghiệm máu tầm soát các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, chỉ điểm ung thư.
2.2. Tần suất thực hiện xét nghiệm tổng quát máu
Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm một số bệnh lý hoặc đưa ra cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh, trong quá trình sinh hoạt ăn uống, thay đổi môi trường sống cũng gặp phải những yếu tố tác động đến chỉ số xét nghiệm máu. Vì thế, theo ý kiến chuyên gia y tế, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 – 12 tháng, trong đó bao gồm thực hiện xét nghiệm máu tổng quát.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng đối tượng, bác sĩ có thể chỉ định lịch khám thường xuyên hoặc thưa hơn.
3. Một số lưu ý khi xét nghiệm tổng quát máu
Trên thực tế, chỉ có 2 loại xét nghiệm bị ảnh hưởng kết quả khi bạn ăn hoặc uống nước có đường trước khi lấy mẫu. Đó là xét nghiệm đường máu và mỡ máu. Lượng đường và chất béo trong thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu khiến kết quả đo lường không phản ánh đúng tình trạng cơ thể bạn. Hãy thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã lỡ ăn hoặc uống trước khi lấy mẫu. Ngoài ra, các xét nghiệm khác hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc này.
Để đảm bảo cho ra kết quả ít sai lệch nhất khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn hãy ghi nhớ:
– Thời điểm lấy máu thích hợp nhất là buổi sáng.
– Nhịn ăn trong vòng 8-10 tiếng trước khi lấy máu. Không sử dụng đồ uống có gas, cồn, các loại nước ngọt, nước hoa quả, cà phê. Thay vào đó hãy sử dụng nước lọc.
– Không hút thuốc lá trước khi lấy máu.
– Không sử dụng thuốc trước khi lấy máu. Với những loại thuốc bắt buộc phải sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Xét nghiệm máu tổng quát có gây nguy hiểm không?
Xét nghiệm máu là phương pháp y khoa giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý và cần thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác dụng phụ hoặc phản ứng nguy hiểm do phương pháp này gây ra.
Tuy nhiên, khi thực hiện xét nghiệm, một số người có thể bị bầm tím tại vị trí lấy máu. Thông thường, vết bầm nhẹ và sẽ sớm biến mất. Một vài phản ứng phụ được ghi nhận sau quá trình lấy máu bao gồm:
– Xuất hiện vết bầm xung quanh chỗ kim đâm: Đây là phản ứng bình thường và không cần lo lắng.
– Chảy máu: Sau khi lấy máu, bạn sẽ được dán băng cá nhân tại nơi tiêm. Thỉnh thoảng, máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã băng vài giờ. Trong trường hợp này, bạn nên ép mạch máu tại vị trí kim đâm và nâng cánh tay lên cao trong khoảng 5 phút. Nếu máu không ngừng chảy, bạn cần gặp bác sĩ ngay.
– Buồn nôn, chóng mặt hoặc cảm thấy mệt mỏi: Ăn uống nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác này.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn cảm thấy lo lắng, chóng mặt, đã từng ngất xỉu khi thực hiện lấy máu trước đây, hãy thông báo trước với kỹ thuật viên để được theo dõi và giúp đỡ kịp thời.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và xét nghiệm được hàng nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đến với Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ được trải nghiệm:
– Thăm khám trực tiếp với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao.
– Hệ thống máy móc công nghệ cao. Nổi bật với hệ thống xét nghiệm tự động Power Express giúp đem lại kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác nhất.
– Cơ sở vật chất hiện đại, rộng rãi với 3 cơ sở trên địa bàn Hà Nội.
– Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xét nghiệm máu tổng quát. Hãy chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó bao gồm xét nghiệm máu tổng quát để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé.