Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng có hiệu quả không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng là bước khám cơ bản đầu tiên theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra dấu ấn ung thư, từ đó giúp xác định vị trí khối u và tầm soát kịp thời.

1. Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào?

Ung thư vòm họng là tình trạng lớp niêm mạc ở vòm họng bị tổn thương nặng và dần phát triển thành tế bào ung thư. Ung thư vòm họng được xem là bệnh lý nguy hiểm bởi các biểu hiện bên ngoài của nó dễ bị nhầm lẫn thành các dấu hiệu bệnh lành tính, khiến người bệnh chủ quan không đi khám sức khỏe. Điều này tạo cơ hội cho khối u phát triển và xâm lấn cơ thể, người bệnh điều trị bệnh ở giai đoạn muộn dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất thấp.

xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm đứng đầu danh sách ung thư đầu cổ

Tại Việt Nam, tỷ lệ ca mắc bệnh ung thư vòm họng là 12%, trong đó hơn 70% người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong việc điều trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Ung thư vòm họng đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ. Do đó, tầm soát ung thư vòm họng là việc làm cần thiết để phát hiện mầm mống bệnh ung thư và ngăn chặn khối u phát triển rộng.

2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng đứng thứ 7 trong các loại ung thư nguy hiểm phổ biến ở nước ta. Bởi các triệu chứng của bệnh không điển hình do hầu hết các triệu chứng là đi “mượn” của các cơ quan lân cận như tai, mũi, thần kinh,…mà việc chẩn đoán, phát hiện tế bào ung thư gặp không ít khó khăn.

xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng

Đối tượng thường phải làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao

Đa phần bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng thường bắt gặp ở người có độ tuổi từ 30-50 và hiện đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Dưới đây là những đối tượng nên đi xét nghiệm tầm soát ung thư:

  • Người mắc bệnh nhiễm trùng tai-mũi-họng mãn tính
  • Người có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia và sử dụng các chất kích thích
  • Cá nhân làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với cao su, nhựa tổng hợp, khói bụi, hóa chất, phóng xạ.
  • Người thường xuyên ăn các thức ăn lên men, ôi thiu như cá muối, thịt hun khói, đồ muối chua…Các thực phẩm này chứa nhiều Nitrosamine – một loại chất gây ung thư.
  • Cá nhân có người thân trong gia đình bị mắc ung thư vòm họng thì tỷ lệ mắc ung thư cao.

3. Xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng có thực sự hiệu quả?

Theo số liệu thống kê, chỉ có 40% tỷ lệ người ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm. Do đó, việc xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng là điều kiện tiên quyết quan trọng trong công tác hỗ trợ chẩn đoán, phát hiện và tầm soát bệnh.

3.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng phổ biến

Các phương pháp xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng là

Xét nghiệm EBV

EBV là virus được lây từ người này sang người khác qua đường nước bọt. Theo thống kê, có khoảng 30-50% người bị virus EBV tấn công có biểu hiện của bạch cầu đơn nhân, gây ra các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, sốt, bạch huyết sưng, lá lách to… Virus EBV còn là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng, làm suy giảm hệ miễn dịch.

xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng

Xét nghiệm EBV là phương pháp tìm dấu ấn ung thư vòm họng phổ biến nhất hiện nay

Hiệu quả của người bình thường ở xét nghiệm EBV cho thấy ở 1:10. Điều này có nghĩa bạn chưa tiếp xúc với virus EBV hoặc kết quả là âm tính. Trong trường hợp hiệu giá lớn hơn 1:10 nhưng nhỏ hơn 1:320 thì bạn đã nhiễm virus EBV và rất có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Để biết virus EBV có thực sự lẫn trong máu hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thử phản ứng các huyết thanh:

  • Kháng nguyên IgM: Ở giai đoạn cấp VCA IgM có thể xuất hiện sớm và kéo dài trong vòng 4-6 tuần hoặc lâu hơn.
  • Kháng nguyên vỏ IgG: VCA IgG có thể lên đến mức cao nhất ở tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi khởi phát bệnh và giảm dần theo thời gian.
  • Kháng nguyên EA-D: có thể tăng trong 3-4 tuần đầu và sau 3-4 tháng rồi biến mất. Ngoài ra, EA-D cũng có thể tồn tại ở những người khỏe mạnh, tỷ lệ này chiếm khoảng 20%.

Khi xét nghiệm EBV và thử phản ứng các huyết thanh giúp theo dõi quá trình điều trị và tiên lượng bệnh.

Chọc hút dịch FNA

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chọc hút dịch FNA. Đây là phương pháp có khả năng tìm kiếm và phát hiện chính xác khối u. Đầu tiên, phẫu thuật viên sẽ dùng kim loại nhỏ chọc qua da vào hạch cổ để hút lấy bệnh phẩm tế bào mang đi xét nghiệm sinh học.

xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư

Chọc dịch hút FNA là 1 trong các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Chọc hút dịch FNA có ưu điểm là không gây đau đớn cho bệnh nhân, lấy được dịch tế bào ở vị trí thương tổn nghi ngờ nhất và cho ra kết quả xét nghiệm về bản chất khối u rõ ràng hơn. Đây là phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng để kiểm tra, sàng lọc và phát hiện mầm mống bệnh ung thư ở giai đoạn khởi phát bệnh.

3.2. Sự hiệu quả của xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Thực tế, xét nghiệm máu EBV chỉ có thể chỉ ra dấu ấn ung thư có trong máu khi nồng độ tăng cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên nó chưa phải là bằng chứng thuyết phục nhất để bác sĩ có thể kết luận chính xác bạn có mắc ung thư hay không. Do đó, xét nghiệm máu vẫn cần kết hợp với các bước khám lâm sàng và sinh thiết (nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ) để phát hiện tế bào ung thư hoặc khối u, giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Bệnh nhân nên thực hiện thêm khám lâm sàng bao gồm:

  • Nội soi NBI: giúp chẩn đoán khối u ở giai đoạn còn rất sớm khi chưa kịp di căn. Điều này tạo thêm cơ hội sống sót cho người bệnh và nâng cao khả năng điều trị khỏi bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp hỗ trợ bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư lên các bộ phận cơ thể xung quanh.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp phát hiện khối u, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để xác định khối u là lành tính hay ác tính.

4. Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng

Vì các triệu chứng của ung thư vòm họng thường rất khó phát hiện bởi hầu hết các dấu hiệu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tai – mũi – họng thông thường. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động đi khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư thường xuyên để phát hiện sớm và kịp thời điều trị.

Theo như lời khuyên của các chuyên gia y tế và bác sĩ, nếu dấu hiệu bệnh vẫn không thuyên giảm dù đã qua sử dụng thuốc thì rất có khả năng bạn đã mắc ung thư vòm họng.

Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần làm khi đi khám xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng:

  • Không ăn sáng trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm trước 6-8 tiếng;
  • Khai báo, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác các dấu hiệu đang mắc phải và các loại thuốc đang trong quá trình điều trị sử dụng;
  • Nhịn đi tiểu để có kết quả lấy máu xét nghiệm một cách chính xác nhất;
  • Không ăn/uống các chất kích thích như bia rượu, nước ngọt, nước có gas…để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho quý vị về phương pháp xét nghiệm máu phổ biến thường được áp dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng.

Cảm ơn đã đọc bài!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital