Xét nghiệm sốt xuất huyết để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Vì bệnh thường bùng phát thành dịch lớn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, có thể gây tử vong nhất là ở trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết là ở chỗ bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Hơn nữa bệnh có thể phát triển thành dịch lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Vì thế khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay.
Tuy nhiên việc xét nghiệm sốt xuất huyết và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn vì triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh khác, chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh leptospirosis và sốt thương hàn.
Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, môi trường sống và quan sát các triệu chứng của người bệnh. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của sốt xuất huyết là đau đầu, sốt, đau mắt, đau nhức cơ nghiêm trọng, phát ban và xuất huyết.
Người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit.
Có những xét nghiệm sốt xuất huyết nào
Một số xét nghiệm sốt xuất huyết khác để đánh giá mức độ bệnh là điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi.
Các xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân gây sốt xuất huyết bao gồm phân lập vi rút để tìm kiếm mầm bệnh trong máu và huyết thanh, xác định kháng nguyên vi rút bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gen của vi rút bằng kỹ thuật khuếch đại chuỗi DNA.
Trên cơ sở kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Để tránh mất nước và sốt cao, bệnh nhân nên uống nhiều nước. Các loại thuốc như Acetaminophen (Tylenol) được dùng để giảm đau và hạ sốt. Tránh dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen sodium (Aleve), vì có thể làm tăng biến chứng chảy máu.
Nếu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải tiêm tĩnh mạch nước và chất điện giải thay thế. Theo dõi huyết áp thường xuyên và truyền máu để bù lại lượng máu đã mất.
Những phương pháp xét nghiệm và điều trị sốt xuất huyết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.