Xét nghiệm LHD là gì? Nguyên nhân nào LDH tăng cao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm LHD (lactate dehydrogenase) là một xét nghiệm không chuyên biệt, được sử dụng trong chẩn đoán một số bệnh và điều kiện. Tìm hiểu về xét nghiệm này qua bài viết sau.

1.Xét nghiệm LHD là gì?

xét nghiệm LHD xác định bệnh

Khi bệnh tật hoặc các thương tổn gây ảnh hưởng đến các tế bào, LDH sẽ xuất hiện trong máu, khiến nồng độ LDH trong máu tăng lên.

Lactate dehydrogenase (LDH) là một enzyme giúp quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào sử dụng. LDH có mặt trong nhiều  cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào gan, tim, tụy, thận, cơ xương, não, và máu.
Khi bệnh tật hoặc các thương tổn gây ảnh hưởng đến các tế bào, LDH sẽ xuất hiện trong máu, khiến nồng độ LDH trong máu tăng lên. Tuy nhiên cần thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nồng độ LDH thấp hiếm khi xảy ra và thường không có hại.

2.Các loại xét nghiệm LHD isoenzymes là gì?

Có 5 loại xét nghiệm LHD khác nhau và được phân biệt bởi những khác biệt trong cấu trúc của chúng. Mỗi loại enzyme LHD được gọi là isoenzyme. Các isoenzymes của LDH là LDH-1, LDH-2, LDH-3, LDH-4, và LDH-5.
Mỗi loại isoenzymes LDH được tìm thấy trong các mô khác nhau của cơ thể:

– LDH-1: tim và các tế bào máu đỏ

– LDH-2: các tế bào máu trắng

– LDH-3: phổi

– LDH-4: thận, nhau thai, và tuyến tụy

– LDH-5: gan và cơ xương

3.Nguyên nhân nào khiến nồng độ LDH tăng cao?

xét nghiệm LHD là gì

Bởi vì LDH có mặt trong rất nhiều loại tế bào, nồng độ LDH có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe như giảm lưu lượng máu, một số loại ung thư, nhồi máu cơ tim

Bởi vì LDH có mặt trong rất nhiều loại tế bào, nồng độ LDH có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe như:

– Giảm lưu lượng máu

– Tai nạn mạch máu não, chẳng hạn như một cơn đột quỵ

– Một số loại ung thư

– Nhồi máu cơ tim

– Thiếu máu tán huyết

– Các bệnh truyền nhiễm

– Huyết áp thấp

– Chấn thương cơ bắp

– Loạn dưỡng cơ bắp

Viêm tụy

– Chết mô

– Sử dụng rượu và ma túy

4.Kết quả xét nghiệm LDH là gì?

– Nồng độ LDH cao:

Nồng độ LDH cao là dấu hiệu chỉ ra một số dạng tổn thương mô. Nồng độ cao của cả 5 loại isoenzymes LDH có thể chỉ ra tình trạng suy đa tạng.
Bởi vì LDH là trong rất nhiều các mô khắp cơ thể, nên chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm LDH là chưa đủ cơ sở để xác định vị trí và nguyên nhân của tổn thương mô. Ví dụ nồng độ LDH-4 và LDH-5 có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc tổn thương cơ bắp, tuy nhiên không thể khẳng định chẩn đoán một người mắc bệnh gan mà không thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Thông thường nồng độ LDH – 2 cao hơn LDH – 1. Tuy nhiên, sau một cơn nhồi máu cơ tim, nồng độ LDH – 1 sẽ tăng và cao hơn so với nồng độ LDH – 2. Tổng mức LDH sẽ tăng trong vòng 24 – 72 giờ sau một cơn nhồi máu cơ tim và tăng đến đỉnh điểm trong 2 – 4 ngày, sau đó trở lại mức bình thường trong khoảng 10 – 24 ngày. Xét nghiệm  troponin, một protein trong các tế bào cơ tim, là một chỉ báo chính xác hơn về một cơn đau tim.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ LDH thường xuyên để theo dõi tiến trình điều trị.

xét nghiệm LHD để theo dõi điều trị

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ LDH trong máu thường xuyên để theo dõi tiến trình điều trị.

– Nồng độ LDH thấp

Nồng độ LDH thấp rất hiếm khi xảy ra. Có hai loại đột biến gen sẽ khiến nồng độ LDH giảm. Loại đầu tiên sẽ có triệu chứng mệt mỏi và đau cơ bắp, trong khi ở loại thứ hai có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Nhiều người cũng có nồng độ LDH thấp nếu tiêu thụ một lượng lớn axit ascorbic (vitamin C).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital