Xét nghiệm kháng thể có ý nghĩa như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Trong gói khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm kháng thể là danh mục không thể thiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về vai trò và ý nghĩa của danh mục này.

1. Hiểu đúng về kháng thể và xét nghiệm sàng lọc kháng thể

Không phải ai cũng hiểu đúng về kháng thể và xét nghiệm của nó, bởi những khái niệm này không quá phổ biến.

1.1. Kháng thể là gì?

Kháng thể (hay antibody) là những protein nhỏ lưu thông trong máu, tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nên còn gọi là globulin miễn dịch. Kháng thể được sản sinh bởi các tế bào bạch cầu (tế bào lympho B). Khi cơ thể nhận thấy có sự xâm nhập của sinh vật lạ, các kháng thể được hình thành giúp tiêu diệt vi khuẩn và yếu tố có hại để bảo vệ cơ thể. Người có kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch càng cao.

1.2. Ý nghĩa của xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm sàng lọc kháng thể, hay còn gọi là xét nghiệm huyết thanh học là xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm sự có mặt của kháng thể được sinh ra với mục đích chống lại và loại trừ các virus, tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Hiểu đúng về kháng thể và xét nghiệm của nó

Kháng thể được hình thành giúp tiêu diệt vi khuẩn và yếu tố có hại để bảo vệ cơ thể

Nhờ kết quả xét nghiệm nồng độ các kháng thể, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh nhân có mắc bệnh không, và đó là bệnh gì. Tuy nhiên xét nghiệm này cũng không hoàn toàn chắc chắn, nên bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp kiểm tra khác nhau để kết quả chẩn đoán đảm bảo độ chính xác hơn.

1.3. Thực hiện xét nghiệm kháng thể khi nào?

Xét nghiệm sàng lọc kháng thể được chỉ định khi bệnh nhân thực hiện gói khám sức khỏe định kỳ, hoặc bác sĩ nghi ngờ người bệnh đã mắc bệnh tự miễn hệ thống. Các dấu hiệu bệnh có thể là:

– Mệt mỏi, suy nhược kéo dài

– Sốt nhẹ

– Đau khớp, đau cơ

– Phát ban

– Làn da kích ứng khi tiếp xúc với ánh sáng

– Tóc rụng nhiều

– Tay chân tê bì, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân

– Viêm và tổn thương các cơ quan bên trong như thận, tim, phổi, mạch máu, hệ thần kinh,..

Ngoài ra, khi thăm khám các bệnh như viêm khớp, lupus ban đỏ, viêm cơ, xơ an, xét nghiệm sàng lọc kháng thể cũng là danh mục cần thiết

Kháng thể, kháng nguyên là gì?

Xét nghiệm huyết thanh học được sử dụng khi bệnh nhân phát ban

2. Những xét nghiệm nồng độ kháng thể phổ biến

Tùy vào mục đích cụ thể, xét nghiệm huyết thanh học được phân loại khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong thăm khám, điều trị bệnh và theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số xét nghiệm huyết thanh học thường thấy gồm:

– Xét nghiệm sàng lọc các bệnh ung thư tiêu hóa

– Xét nghiệm tiên lượng khả năng dị ứng phấn hoa hay thực phẩm của cơ thể

– Xét nghiệm sàng lọc các virus gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, HPV,…

– Xét nghiệm tầm soát các bệnh về máu như nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu

– Xét nghiệm phân biệt nhóm máu

– Xét nghiệm nhanh các thuốc hay chất đặc biệt có trong máu như thuốc gây ảo giác như cần sa, thuốc lắc và cocain

Khi tới các cơ sở y tế, người bệnh cần xác định rõ mục đích, yêu cầu xét nghiệm của mình, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, các bất thường trong cơ thể theo yêu cầu bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp, đảm bảo độ chính xác cao.

Thực hiện lấy mẫu máu và đo lường

Xét nghiệm kháng thể sử dụng rộng rãi trong thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ

3. Trước khi tiến hành xét nghiệm cần lưu ý gì?

Là một xét nghiệm đặc thù, nên trước khi thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị kỹ càng, cũng như lưu ý một số vấn đề sau:

– Người bệnh cần uống nhiều nước trước khi làm xét nghiệm

– Các loại thuốc chứa thành phần Steroid có thể gây kết quả xét nghiệm âm tính giả

– Với bệnh lý lupus ban đỏ hệ thống, xét nghiệm huyết thanh học chỉ hỗ trợ phát hiện bệnh, không dùng đánh dấu hoặc đánh giá hiệu quả, theo dõi tiến triển của bệnh

– Kết quả xét nghiệm dương tính có thể do các vấn đề như nhiễm trùng, viêm gan tự miễn, xơ gan tắc mật …

– Với kết quả xét nghiệm huyết thanh học âm tính ở hiệu giá 1:40, được đánh giá là kết quả bình thường

Để đảm bảo quá trình xét nghiệm diễn ra thành công, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn cơ sở y tế uy tín cũng như tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý quyết định thực hiện xét nghiệm đơn lẻ để tránh kết quả chẩn đoán đi sai hướng.

Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng đã cung cấp được những thông tin chính, giúp mọi người hiểu rõ hơn về xét nghiệm kháng thể. Từ đó có quyết định chính xác, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital