[Theo Vnexpress] Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 22 chuyên đề sinh non đã được tổ chức thành công, mang lại nhiều kiến thức y học mới mẻ cho người tham dự. Theo đó, sinh non là một trong những thách thức lớn của y khoa, nguyên nhân hàng đầu gây tăng bệnh lý trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng có thể phòng ngừa.
Menu xem nhanh:
1. Biến cố sinh non liệu có thể ngăn ngừa?
“Tỷ lệ tử vong ở trẻ liên quan sinh non cao gấp ba lần thai kỳ đủ tháng”, giáo sư Gian Carlo Di Renzo, Liên đoàn Sản Phụ khoa quốc tế (FIGO) phát biểu trong hội nghị là thông tin được chú ý nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa sinh non là chuyển dạ sinh trước 37 tuần tuổi thai. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ các bệnh như bất thường phát triển trí tuệ, bại não, động kinh, mù, điếc, loạn sản phế nang phổi, bệnh lý võng mạc trẻ non tháng… Trẻ sinh non có hệ miễn dịch yếu làm tăng khả năng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, dễ rối loạn thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử… Chức năng phổi chưa trưởng thành nên trẻ dễ bị suy hô hấp sau sinh và tử vong.
Cơ chế gây sinh non hiện chưa được biết rõ, có thể liên quan đến nhau bong non, căng giãn tử cung quá mức hoặc hở cổ tử cung, các thay đổi về nội tiết xuất phát từ stress của mẹ hoặc thai nhi. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung, âm đạo cũng liên quan đến chuyển dạ sinh non.
“Rất khó để dự báo sinh non”, giáo sư phân tích. Các phương tiện nhằm xác định các thai phụ có nguy cơ sinh non chỉ đánh giá được nguy cơ trong thời gian ngắn, thường 48 giờ đến 7-14 ngày. Sàng lọc sinh non chủ yếu thực hiện qua việc đánh giá tiền căn thai sản và đo chiều dài cổ tử cung, hoặc định lượng fibronectin thai (một loại protein được sản xuất trong thai kỳ)…
Thai phụ dự phòng sinh non bằng cách thay đổi hành vi và lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập thể dục, bổ sung vi chất bao gồm calcium và kẽm, sàng lọc viêm nhiễm sinh dục, không hút thuốc uống rượu, giảm các hoạt động nặng…
Bác sĩ sẽ cân nhắc dự phòng aspirin liều thấp cho thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, điều trị viêm âm đạo bởi vi khuẩn, nấm. Thai phụ có tiền căn sinh non hoặc chiều dài tử cung ngắn, cường giáp, viêm nha chu thai kỳ… có những phác đồ điều trị riêng. Bổ sung calcium cho thai phụ nguy cơ rối loạn huyết áp.
Theo bác sĩ Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI, thai phụ khám thai định kỳ để bác sĩ đánh giá các yếu tố nguy cơ sinh non, từ đó áp dụng biện pháp dự phòng thích hợp. Dấu hiệu nghi ngờ chuyển dạ sinh non là co thắt tử cung từng cơn, lặp lại đều đặn, đau quặn bụng dưới hoặc đau lưng liên tục, âm ỉ, ra nước âm đạo (vỡ màng ối), thay đổi dịch tiết âm đạo như dịch nhầy hơn, lượng nhiều hoặc có máu. Khi ấy, bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, có thể nhập viện để theo dõi và điều trị. Mục tiêu của điều trị gồm giảm cơn gò tử cung nhằm trì hoãn hoặc ngưng lại chuyển dạ, hỗ trợ trưởng thành phổi sớm cho thai, giảm nguy cơ trẻ bại não sau sinh và phòng ngừa nhiễm trùng. Đa số trẻ sinh non được theo dõi và điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh.
2. Trẻ sinh non thường gặp những vấn đề gì?
2.1 Tiêu hóa không ổn định
Nhiều trẻ sinh đủ ngày đủ tháng cũng có khả năng bị rối loạn tiêu hóa khiến trẻ hay bị nôn trớ, đi ngoài phân lỏng, táo bón, đau bụng, khó tiêu hóa. Những trẻ sinh non còn thường gặp phải tình trạng này hơn nữa. Trong những loại rối loạn tiêu hóa này, biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột gây hoại tử. Đấy là khi ruột của em bé không được nuôi máu đầy đủ sẽ dẫn đến mỏng dần, sau đó có hiện tượng thủng hoặc hoại tử.
Vì vậy, khi thấy bé có những dấu hiệu đáng nghi ngờ như: trẻ sơ sinh nôn dịch xanh, rất hay nôn trớ với tần suất liên tục thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức. Mẹ cần cho bé ăn ngay những giờ đầu sau khi sinh. Ngoài ra, cần vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc bé, khi cho bé ăn. Theo dõi lượng sữa bé ăn hàng ngày bằng cách ghi chép lại từng cữ ăn. Thường xuyên theo dõi cân nặng, thể trạng của bé, nếu xuất hiện tình trạng trẻ thở nhanh, hô hấp khó khăn, tím tái quanh môi và tứ chi, đi ngoài không kiểm soát…cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay.
2.2 Thân nhiệt bị rối loạn
Trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong cao nếu bị hạ thân nhiệt. Chính vì vậy, bảo vệ không cho trẻ bị hạ thân nhiệt là việc cần thiết và quan trọng đối với trẻ sinh non. Theo chia sẻ của các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc TCI, thai nhi khi nằm trong bụng mẹ sẽ có thân nhiệt cao hơn mẹ tờ 0.5 đến 1 độ C, vì vậy khi ra bên ngoài, bé có khả năng bị giảm thân nhiệt rất nhanh. Những trẻ sinh non sẽ có cân nặng thấp, lượng mỡ dưới da cũng ít hơn những trẻ sinh đủ ngày, nên việc giảm thân nhiệt còn diễn ra nhanh và mạnh hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ bên khi trong bụng mẹ và khi ra ngoài dễ làm nhiệt độ của trẻ sinh non bị giảm đột ngột.
Một trường hợp khác là trẻ sinh non bị tăng thân nhiệt. Nguyên nhân gây ra là do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sinh non bị rối loạn, trẻ có thể bị tăng nhiệt đến 38 độ C, da nóng đỏ, vã mồ hôi. Khi đó, trẻ còn có thể bị tăng nhịp tim, thở gấp và mất nước. Trường hợp đó, việc cần làm là hạ bớt nhiệt độ trong phòng, cởi bớt quần áo, cho trẻ bú ti mẹ trực tiếp. Sau đó kiểm tra nguyên nhân xem tại sao bé lại tặng nhiệt. Ví dụ như nhiệt độ phòng quá nóng, bé bị ủ quá ấm…Nếu đã điều chỉnh các yếu tố trên mà bé không giảm được nhiệt cần cho bé tới cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.
Trẻ sinh non vốn dĩ rất yếu ớt, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng cần được đưa đến các bệnh viện, trung tâm ý tế để thăm khám và xử trí kịp thời.